Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Đăng lúc 07/09/2023
Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Kiết lỵ là một bệnh lý nhiễm trùng liên quan đến đường tiêu hóa, thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi, hệ tiêu hóa của trẻ trước 7 tuổi và hệ miễn dịch của cơ thể trước 4 tuổi chưa đủ hoàn thiện, nên dễ bị tác động bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây bệnh. Vậy, trẻ bị kiết lỵ có nguy hiểm không và cách xử trí thế nào? Mời cha mẹ cùng Kabrita tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau. 

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là gì?

Kiết lỵ (tên tiếng Anh: Dysentery) là một dạng bệnh lý nhiễm trùng đường ruột, gây ra hiện tượng đi tiêu dạng lỏng hoặc nước, kèm theo dịch nhầy, máu. Bệnh thường gây ra bởi một số loài vi khuẩn hay ký sinh trùng.

Dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ

Mẹ có thể nhận biết trẻ đang bị kiết lỵ hay không bằng những biểu hiện phổ biến sau: 

  • Rối loạn đại tiện: Trẻ đi ngoài dạng lỏng/dạng nước nhiều lần trong ngày, nhưng mỗi lần ra rất ít phân, có cảm giác đau rát hậu môn, mót rặn và đau buốt. 
  • Phân thay đổi: Phân của trẻ bị kiết lỵ chủ yếu ở dạng lỏng, có lẫn chất nhầy hoặc máu tươi. 
  • Đau bụng: Nếu trẻ mắc bệnh kiết lỵ thì có thể đau bụng quặn thành từng cơn, nhiều nhất ở phần đại tràng. 
  • Biểu hiện khác: Một số bé còn xuất hiện triệu chứng nóng sốt, sôi bụng, nôn ói… 

trẻ bị kiết lỵ

Các dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ rất dễ nhận biết là đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm dịch hoặc máu, sốt nhẹ, nôn ói… 

Phân loại và nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Hai tác nhân thường gặp gây ra hội chứng lỵ ở trẻ em là:  

Kiết lỵ trực khuẩn (Shigella) 

Nhiễm trực khuẩn Shigella là một trong số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị kiết lỵ. Bởi, chủng vi khuẩn này dễ dàng lây lan với tốc độ nhanh chóng nếu trẻ tiếp xúc với thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc môi trường sống kém vệ sinh. 

Kiết lỵ Amip

Bên cạnh khuẩn Shigella, ký sinh trùng Amip cũng có khả năng gây ra tình trạng kiết lỵ. Amip lây lan mạnh mẽ qua đường nước (như khi mẹ sử dụng nước nhiễm khuẩn vệ sinh, tắm rửa cho bé hoặc rửa thực phẩm) hoặc đường phân (nếu dùng phân người bị bệnh để bón cho cây trồng thì thực phẩm đó sẽ bị nhiễm ký sinh trùng).

Trẻ bị kiết lỵ có nguy hiểm không?

Có thể thấy, biến chứng của bệnh kiết lỵ tuy ít nhưng lại rất nguy hiểm nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Chẳng hạn:

  • Tình trạng thường gặp nhất mỗi khi trẻ bị kiết lỵ là mất nước, vì đi ngoài phân lỏng (hoặc phân nước, kèm máu, dịch nhầy) liên tục. Nếu không bù nước, bù khoáng ngay lập tức cho trẻ thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu ký sinh trùng Amip từ đại tràng hoặc ruột di chuyển đến gan thì khả năng cao gây hiện tượng áp xe gan - là một khối mềm chứa dịch mủ với những triệu chứng thường gặp như sốt, đau vùng gan và hạ sườn phải, phù chân, sụt cân… Còn trong trường hợp tác nhân gây kiết lỵ là trực khuẩn Shigella, chúng có thể ngăn chặn hồng cầu vận chuyển đến thận, dẫn tới tình trạng thiếu máu nghiêm trọng ở cơ quan này và gây ra suy thận.

Chính những biến chứng nguy hiểm kể trên, phụ huynh không nên chủ quan mỗi khi con bị tiêu chảy và kiết lỵ; mà nhất định phải bù nước, bù khoáng ngay và đưa trẻ thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Điều trị kiết lỵ ở trẻ em như thế nào?

Để giúp con hồi phục sức khỏe nhanh chóng, cha mẹ cần lưu ý rằng: 

  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị kiết lỵ cho trẻ em tại nhà nếu chưa có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Đặc biệt, phụ huynh không áp dụng cách chữa hội chứng kiết lỵ theo các thông tin tràn lan trên mạng Internet. 
  • Khi nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ mắc hội chứng lỵ, cha mẹ phải đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất, sớm nhất có thể để bác sĩ thăm khám và điều trị.
  • Nếu trẻ bú mẹ bị kiết lỵ thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú như bình thường, nhưng cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh và hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối hoặc đường, nhằm xoa dịu hệ tiêu hóa và tăng cường đề kháng tự nhiên cho bé. Còn nếu trẻ đang tập ăn dặm thì mẹ ưu tiên thức ăn lỏng, dễ tiêu (như súp, cháo…) để cơ thể hấp thu suôn sẻ. 

kiết lỵ ở trẻ em

Cha mẹ nên liên hệ bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn cách xử trí kịp thời và chăm sóc phù hợp tại nhà. 

Phòng tránh kiết lỵ ở trẻ em

Bệnh kiết lỵ có thể phòng tránh dễ dàng khi cha mẹ tuân thủ sát sao một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Phụ huynh phải rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và vệ sinh môi trường sống thường xuyên, giúp hạn chế khả năng lây lan của vi khuẩn.  
  • Khuyến khích trẻ duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. 
  • Tuân thủ các nguyên tắc chế biến thực phẩm như ăn chín, uống sôi; chỉ chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ minh bạch; tiệt trùng cẩn thận mọi đồ dùng chế biến; sử dụng nguồn nước sạch… 

Những câu hỏi thường gặp

Xoay quanh hiện tượng kiết lỵ ở trẻ em, nhiều phụ huynh còn có một vài thắc mắc cần được giải đáp như:

Vì sao trẻ bú mẹ bị kiết lỵ?

Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ (dù chỉ bú sữa mẹ) có thể do bị lây nhiễm vi khuẩn/ký sinh trùng kiết lỵ từ những thói quen người chăm sóc. Chẳng hạn, không vệ sinh tay/chân trước khi chạm vào trẻ, sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn, chạm vào đồ dùng nhiễm khuẩn sau đó chế biến thức ăn cho mẹ, hoặc chuẩn bị quần áo, tã bỉm mới cho bé... Chính những thói quen này vô tình tạo ra cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. 

Tiêu chảy và kiết lỵ giống hay khác nhau?

Tiêu chảy và kiết lỵ cùng là hai tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em và có biểu hiện bệnh khá tương đồng nên làm nhiều phụ huynh nhầm lẫn. Thực tế, hai căn bệnh vẫn có một số điểm khác nhau rõ rệt như:

  • Về tình trạng phân: Trẻ bị tiêu chảy chỉ đi ngoài phân lỏng, có nước. Còn phân trẻ bị kiết lỵ ngoài ở dạng lỏng, dạng nước sẽ kèm dịch nhầy hoặc máu. 
  • Về nguyên nhân: Trẻ tiêu chảy xuất phát từ vi khuẩn E.coli, Rotavirus, vi khuẩn tụ cầu… Nhưng trẻ bị kiết lỵ lại bị nhiễm trùng đường ruột do trực khuẩn Shigella hoặc ký sinh trùng Amip. 
  • Về biến chứng: Tuy cả hai đều có biến chứng nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời nhưng biến chứng của từng căn bệnh là khác nhau. Chẳng hạn, bé mắc tiêu chảy có thể bị mất nước, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng huyết… và bé mắc kiết lỵ có thể gặp phải tình trạng sa hậu môn, viêm đa dây thần kinh, viêm kết niệu đạo…

Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?

Nếu trẻ trong giai đoạn còn bú (cả sữa mẹ lẫn sữa công thức) thì mẹ vẫn cần tiếp tục cho bé bú. Bởi, đó là cách tốt nhất giúp bổ sung chất lỏng (như nước hay khoáng chất) hiệu quả, hạn chế tình trạng mất nước hay mất cân bằng điện giải. 

Kabrita - Giải pháp tiêu hóa dịu nhẹ từ sữa dê

Để hạn chế mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường ruột, ngay từ những ngày đầu tiên, cha mẹ nên chủ động nuôi dưỡng “chiếc bụng nhỏ” của con bằng cách bổ sung những dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, không chỉ đến từ sữa mẹ mà còn có thể từ sữa công thức với đạm sữa êm dịu, điển hình như sữa dê Kabrita - Thương hiệu sữa dê Số 1 Thế giới đến từ Hà Lan. 

Sản phẩm thừa hưởng tất cả ưu điểm nổi bật của sữa dê như chỉ chứa đạm quý A2 dễ tiêu, không có đạm A1 βcasein và nồng độ as1-casein thấp; cùng hàm lượng OligosaccharidesNucleotide dồi dào. Nhờ đó, sữa dê ít có đạm sữa đông khó tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, giúp bé tiêu hóa dễ dàng, đi khuôn phân mềm đẹp và ngủ ngon giấc. 

Ngoài ra, điểm khác biệt của sữa dê Kabrita với các thương hiệu khác trên thị trường là được tinh chỉnh tỷ lệ đạm Whey : đạm Casein tối ưu để mảng sữa mềm mịn hơn, phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ. Kết hợp với thành phần chất xơ GOS và Beta-palmitate có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột. Qua đó, trẻ ăn uống ngon miệng và hạn chế gặp phải rối loạn tiêu hóa. 

Thêm nữa, phụ huynh hoàn toàn an tâm cho bé cưng uống sữa Kabrita mỗi ngày. Vì thành phần dưỡng chất của sữa được kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn Codex - Một cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xây dựng; cũng như nhận được chứng nhận từ Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA hoặc USFDA).

bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Sữa dê Kabrita mang lại nền tảng dinh dưỡng tối ưu cho trẻ tiêu hóa khỏe, phát triển toàn diện.

Cha mẹ có thể đặt mua trực tuyến sữa dê Kabrita chính hãng qua website https://www.kabrita.vn, số Hotline 1900 3454 hoặc các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki... Hay đến trực tiếp hệ thống siêu thị phân phối ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm… trên toàn quốc. Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY!

 

Bên cạnh đó, nếu trẻ đã có thể ăn (từ 6 tháng trở lên) thì mẹ ưu tiên chế biến món ăn giàu dưỡng chất, dễ tiêu và nhẹ bụng dưới dạng nghiền nhuyễn để bé dễ ăn, dễ hấp thu và không kích thích mạnh đường ruột.

Đến đây, hy vọng rằng cha mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị kiết lỵ và biết cách xử trí đúng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển sau này. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy chủ động theo dõi https://www.kabrita.vn/blogs/all, giúp tích lũy nhiều kinh nghiệm chăm sóc hữu ích khác nhé!

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục