Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Trẻ bị thiếu kẽm nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm với mong muốn con yêu cải thiện sức khỏe và ăn ngon miệng hơn. Trong bài viết dưới đây, Kabrita sẽ gợi ý những thực phẩm giàu kẽm cho bé mà mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của con. Cùng tìm hiểu mẹ nhé!
Nhu cầu kẽm của trẻ theo từng độ tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể, có vai trò giúp phát triển và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, giảm tình trạng đau ốm vặt ở trẻ. Bên cạnh đó, kẽm giúp tăng cảm nhận của các giác quan như vị giác, khứu giác,... giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Hơn nữa, kẽm còn hỗ trợ quá trình tổng hợp protein của cơ thể giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Dưới đây là nhu cầu kẽm ở trẻ nhỏ theo từng độ tuổi, phụ huynh hãy tham khảo để biết cách bổ sung kẽm đúng liều lượng cho trẻ:
- Trẻ 0 - 6 tháng tuổi: 2mg kẽm/ngày.
- Trẻ 7 - 11 tháng tuổi: 3mg kẽm/ngày.
- Trẻ 1 - 3 tuổi: 5mg kẽm/ngày.
- Trẻ 9 - 13 tuổi: 8mg kẽm/ngày.
- Trẻ trên 14 tuổi: 11mg kẽm/ngày (bé trai) và 9mg kẽm/ngày (bé gái).
Tùy vào từng giai đoạn mà mẹ bổ sung lượng thực phẩm giàu kẽm phù hợp cho bé.
Vậy khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ? Bố mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ khi con có các dấu hiệu thiếu kẽm sau:
- Trẻ lười ăn, chậm lớn hơn so với các bạn đồng trang lứa.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, nôn trớ.
- Con bị khó ngủ hay khóc đêm.
- Trẻ có trí nhớ kém, tư duy chậm.
- Con bị rụng tóc và các vấn đề về da như chàm da, viêm da.
Tổng hợp 16 thực phẩm bổ sung kẽm cho bé tốt nhất
Bố mẹ có thể tham khảo những loại thực phẩm giàu kẽm cho bé dưới đây để thêm vào chế độ ăn hàng ngày của con.
Sữa dồi dào khoáng chất kẽm
Trong số các loại thực phẩm giàu kẽm cho bé, sữa là đáp án không thể bỏ qua. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nên bú mẹ vì sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con, trong đó có kẽm. Nếu mẹ không đủ sữa, bé có thể kết hợp dùng sữa công thức để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
Hiện nay, nhiều mẹ hiện đại có xu hướng cho con dùng sữa dê, nổi bật nhất là sữa dê Kabrita - thương hiệu số 1 đến từ Hà Lan. Sản phẩm thừa hưởng những đặc tính mát dịu từ sữa dê nguyên bản như chứa 100% đạm quý A2, không chứa đạm A1 và lượng as1-casein thấp, đồng thời hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, cải thiện tình trạng đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ ở trẻ.
Khác với các sản phẩm sữa dê khác, Kabrita còn có nhiều cải tiến trong công thức, cụ thể sữa bổ sung 22 loại vitamin và khoáng chất, trong đó có kẽm với hàm lượng cao. Cụ thể Kabrita chứa đến 0.51 - 1.3 mg kẽm/100ml (tùy theo sản phẩm ở từng độ tuổi), đây là nguồn kẽm dồi dào hỗ trợ bé yêu tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện.
Cùng với đó là các dưỡng chất quý gồm chất xơ GOS, Beta-palmitate, DHA, ARA trong Kabrita cũng giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ, để con tăng trưởng thể chất và phát triển toàn diện não bộ, thị giác.
Các mẹ hãy an tâm vì sữa dê Kabrita có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh tự nhiên do công thức không thêm đường, không hương liệu. Hầu hết các trẻ dễ dàng làm quen và uống ngon miệng. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm phù hợp với độ tuổi của bé tại website https://www.kabrita.vn/, hoặc liên hệ Tổng đài 1900 3454, hệ thống siêu thị Concung, Bibomart, kidplaza, Bé Bụ Bẫm trên toàn quốc hoặc các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki,...
Sữa dê Kabrita nhập khẩu từ Hà Lan có hệ dưỡng chất ưu việt, dồi dào chất kẽm và các khoáng chất thiết yếu cho bé tăng trưởng tối đa.
Thịt dồi dào khoáng chất kẽm
Kẽm có mặt nhiều trong các loại thịt như thịt cừu (2,9mg/100g thịt cừu), thịt heo nạc (2,5mg/100g thịt heo), thịt bò (2,2mh/100g thịt bò), thịt gà (0,8mg kẽm/100g thịt gà) tốt cho sự phát triển của bé. Ngoài kẽm, trong các loại thịt này còn giàu chất béo, chất đạm, calo, sắt,... cần thiết cho quá trình phát triển thể chất của con. Do đó, mẹ nên chọn những miếng thịt nạc, không mỡ để nấu các món như thịt bò sốt hành tây, thịt heo kho trứng, cháo thịt cừu cà rốt,... cho con.
Hải sản - nhóm thực phẩm giàu kẽm
Các mẹ có thể cho con thưởng thức các loại hải sản như tôm, hùm, cua, sò. Chúng chứa một lượng lớn kẽm, và nhiều dưỡng chất cần thiết khác như protein, canxi, sắt… Mẹ có thể chế biến các món như cháo tôm, há cảo tôm, cua hấp nước dừa, cua rang muối,... và luân phiên thay đổi trong thực đơn của bé.
Lòng đỏ trứng gà
Thực phẩm giàu kẽm tiếp theo mẹ nên biết là lòng đỏ trứng gà. Một khẩu phần 243g lòng đỏ trứng gà chứa khoảng 5,6mg kẽm đáp ứng đủ nhu cầu bổ sung kẽm của bé. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn rất giàu vitamin A, D, E, K cũng như axit béo, omega-3 tốt cho quá trình phát triển của con. Trứng gà nấu được nhiều món như cháo trứng gà, trứng gà nướng, trứng chiên, canh trứng cà chua,...
Ngũ cốc cung cấp kẽm cho trẻ
Các loại ngũ cốc (lúa mì, gạo, yến mạch,...) là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho bé mà mẹ không nên bỏ qua, ước tính trong 100g ngũ cốc chứa đến 52mg kẽm. Ngoài ra, ngũ cốc còn cung cấp sắt, vitamin B, axit folic,... hỗ trợ nâng cao hệ tiêu hóa và trí não. Mẹ có thể chế biến các món thơm ngon từ ngũ cốc như sữa chua ngũ cốc, cháo ngũ cốc, pudding ngũ cốc, bánh ngũ cốc,... cho bé.
Yến mạch chứa hàm lượng kẽm cần thiết để bổ sung cho bé.
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? Các loại hạt
Bổ sung các loại hạt như hạt điều (5,6mg kẽm/100g), hạnh nhân (0,9mg kẽm/31,1g), bí ngô (2mg kẽm/28g), vừng (10mg kẽm/100g),... vào bữa ăn cũng giúp trẻ hấp thu nhiều kẽm hơn. Một số món ăn cho bé từ các loại hạt như gà xào hạt điều, sữa hạt hạnh nhân, hạt dẻ rang bơ, súp bí đỏ hạt điều, chè hạt sen thơm ngon.
Nấm - Thực phẩm giàu kẽm không thể bỏ qua
Đây cũng là một loại thực phẩm giàu kẽm mà mẹ nên bổ sung cho con. Trung bình, cứ 125g nấm lại chứa khoáng 0,5mg kẽm. Ngoài ra nấm cũng rất giàu selen, protein, chất xơ, vitamin, canxi và nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Do đó, trong thực đơn hàng ngày mẹ nên thêm các món từ nấm như nấm hấp trứng, chả nấm, nấm xào thịt gà, súp gà ngô nấm,...
Trẻ bị thiếu kẽm nên ăn gì? Khoai lang
Đây là “siêu” thực phẩm giàu kẽm (0,32mg kẽm/100g khoai lang) hỗ trợ con ăn ngon, phát triển lành mạnh. Đồng thời, khoai lang còn có nhiều chất xơ, vitamin A, B6, C, kali,... giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng táo bón. Mẹ có thể chế biến khoai lang thành các món thơm ngon như cháo cá khoai lang, súp gà khoai lang, bánh khoai lang,...
Cải bó xôi là thực phẩm nhiều kẽm cho bé
100g cải bó xôi chứa đến 0,45mg kẽm, hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, từ đó tăng cân ổn định. Ngoài ra, cải bó xôi còn chứa nhiều chất xơ, kali, photpho, sắt, vitamin A, C, E,... giúp con phát triển toàn diện hơn. Mẹ có thể nấu các món cho bé thưởng thức như: cháo cải bó xôi thịt gà, trứng chiên cải bó xôi, pancake cải bó xôi, cơm trộn cá hồi cải bó xôi,...
Bông cải xanh
Trong các loại rau xanh, bông cải xanh cũng được biết đến là một trong những thực phẩm chứa kẽm bậc nhất, với hàm lượng 0,41mg trong 100g bông cải. Chưa hết, bông cải xanh còn giàu các vitamin và khoáng chất khác như sắt, vitamin A, C,.. tốt cho sức khỏe của con. Do đó, mẹ nên thường xuyên làm các món ăn từ bông cải xanh như bông cải xanh xào tôm, bánh muffin bông cải xanh, súp tôm bông cải xanh, cháo cá hồi bông cải xanh,... cho bé thưởng thức.
Rau ngót
Bên cạnh cải bó xôi và bông cải xanh, rau ngót cũng được xếp vào nhóm thực phẩm giàu kẽm với 0,84mg kẽm/100g rau ngót. Không chỉ thế, rau ngót còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của con như sắt, chất xơ, vitamin B,... Vậy nên, mẹ hãy bổ sung các món ăn từ rau ngót như cháo rau ngót thịt bằm, cháo cua rau ngót, bột rau ngót thịt gà nhé!
Cà rốt
Cà rốt cũng thuộc danh sách thực phẩm dồi dào kẽm, thích hợp để bổ sung cho bé thiếu kẽm. Trung bình 100g cà rốt sẽ có khoảng 1,11mg kẽm, tương đối nhiều so với các loại rau củ khác. Ngoài ra, trong cà rốt còn chứa nhiều vitamin, chất xơ, đạm, kali,... giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiều mầm bệnh. Một số món từ cà rốt gợi ý cho mẹ như cà rốt xào trứng, cà rốt luộc, cháo cá chép cà rốt, muffin cà rốt,...
Cà rốt ngoài giàu dưỡng chất kẽm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác cực kỳ tốt cho bé.
Măng tây
Măng tây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ là thực phẩm chứa nhiều kẽm (0,5mg kẽm/125g măng tây), mà còn chứa vitamin C dồi dào hỗ trợ bé hấp thu kẽm tốt hơn. Do đó, mẹ có thể thêm các món từ măng tây như súp măng tây bắp non, cháo măng tây tôm, súp gà măng tây, măng tây xào thịt bò,...
Quả lựu
Lựu là một loại quả có lượng lớn kẽm (0,35mg kẽm/100g lựu) mà mẹ nên sử dụng cho bé. Ngoài kẽm, quả lựu giúp đáp ứng nhu cầu chất xơ, vitamin A, C, E, kali hàng ngày của trẻ. Đối với những trẻ nhỏ, mẹ có thể làm kem hoặc nước ép lựu để con thưởng thức. Còn đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho con ăn hạt lựu tươi như một loại trái cây tráng miệng.
Quả bơ
Mẹ có biết, quả bơ không chỉ cung cấp vitamin C, kali, chất béo lành mạnh mà còn có cả kẽm (100g bơ có đến 1,3mg kẽm). Để tập cho bé ăn loại thực phẩm giàu kẽm, mẹ hãy thử làm món sinh tố bơ, bơ dầm, kem bơ, cháo bơ thập cẩm, bơ nướng trứng,..., chắc chắn bé sẽ rất thích thú với các món ăn thơm ngon này đấy!
Chocolate đen
Những món ăn vặt làm từ chocolate đen được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích. Ngoài hương vị thơm ngon, chocolate đen còn đáp ứng nhu cầu bổ sung kẽm của bé. Theo đó, 100g chocolate mang đến cho cơ thể 3,3mg kẽm, nhiều hơn cả thịt bò. Gợi ý một số món ăn ngon cho trẻ từ chocolate đen như bánh bông lan, kem, pudding, bánh quy, bánh flan,... Tuy nhiên ăn quá nhiều chocolate đen không tốt cho sức khỏe của con, mẹ chỉ nên cho con ăn khoảng 28g/ngày.
Những lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ qua thực phẩm
Mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho bé, nhằm đảm bảo an toàn và giúp con hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
- Lựa chọn trái cây, rau củ, thịt bổ sung kẽm cho bé cần đảm bảo tươi ngon, không chứa hóa chất gây hại. Đặc biệt là các loại rau, trái cây nên chọn theo mùa.
- Trong khi chế biến, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Với những thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm cần thái nhỏ, xay hoặc nghiền nhuyễn để bé không bị nghẹn khi ăn.
- Ngoài bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho bé cũng nên tăng cường nhóm thực phẩm dồi dào vitamin C để hỗ trợ con hấp thu tốt.
- Nên cho bé ăn đa dạng các thực phẩm chứa kẽm và trình bày đẹp mắt, để kích thích vị giác giúp con ăn ngon, ăn nhiều hơn.
- Kết hợp cho bé sử dụng thêm các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất.
- Ngoài thực phẩm bổ sung kẽm cho bé, nếu mẹ muốn cho con dùng thêm các sản phẩm chứa kẽm dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng, tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng thừa kẽm làm ảnh hưởng sức khỏe của bé.
> Xem thêm: