Kabrita Việt Nam

Bé 10 tháng biết làm gì và cách chăm sóc con khỏe mạnh

Đăng lúc 09/02/2023
Bé 10 tháng biết làm gì và cách chăm sóc con khỏe mạnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Ở cột mốc 10 tháng tuổi, bé đã biết khám phá cuộc sống xung quanh bằng kỹ năng vận động khác nhau. Bắt đầu từ bò, đứng dậy khi đang ngồi, từ từ ngồi xuống cho đến vịn tay vào đồ vật để di chuyển khắp nơi. Ngoài ra, bé 10 tháng biết làm gì hơn nữa? Cha mẹ hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để nắm rõ sự phát triển của con ở giai đoạn này. 

Sự phát triển về thể chất của bé 10 tháng tuổi

Bước qua tháng thứ 10, chỉ số cân nặng và chiều cao của bé đã thay đổi đáng kể. Cụ thể, bé trai có cân nặng khoảng 9,1kg và chiều cao khoảng 73,4cm; trong khi bé gái có cân nặng khoảng 8,4kg và chiều cao khoảng 71,3cm. 

Lúc này, em bé của mẹ đã học hỏi được nhiều kỹ năng vận động mới. Cùng với sự phát triển về nhận thức, cảm xúc và ngôn ngữ, con trở nên năng động, tự tin thể hiện cá tính của bản thân, cũng như dần thích nghi đối với thế giới xung quanh. 

Để tìm hiểu chi tiết về việc bé 10 tháng đã biết làm gì, phụ huynh đừng bỏ lỡ thông tin tiếp theo. Chắc chắn, cha mẹ vô cùng bất ngờ trước thay đổi nhanh chóng của con đấy!

bé 10 tháng biết làm gì

Chạm mốc 10 tháng tuổi, thể chất, nhận thức và kỹ năng vận động của bé đã phát triển hơn so với giai đoạn trước đó.

Bé 10 tháng biết làm gì? Những cột mốc phát triển quan trọng của con 

Dưới đây là các mốc phát triển quan trọng khi bé được 10 tháng tuổi: 

Thay đổi tư thế một cách thuần thục

10 tháng tuổi là thời điểm cha mẹ có thể nhìn thấy bé đã bò thuần thục, thậm chí là bò khắp nhà để khám phá mọi thứ. Ngoài ra, khả năng phối hợp vận động của con đã phát triển hơn nhiều. Điển hình là bé dễ dàng chuyển tư thế từ ngồi sang đứng hoặc thực hiện ngược lại, đồng thời chập chững một vài bước đi đầu tiên. 

Lúc này, cách bé tập đi vô cùng đáng yêu. Bằng cách vịn tay vào đồ vật như thành ghế, thành giường và bước đi theo phương ngang, con dần dần di chuyển đến chỗ của cha mẹ hoặc đến nơi có đồ chơi yêu thích. Mặc dù vậy, kỹ năng vận động của bé chưa vững vàng nên phụ huynh phải quan sát thường xuyên để kịp thời hỗ trợ. Đặc biệt là mẹ phải dọn dẹp nhà cửa cẩn thận để loại bỏ tất cả đồ vật nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho bé. 

Dùng tay cầm nắm nhiều đồ vật hơn

Ngoài kỹ năng vận động thì bé 10 tháng tuổi còn thành thạo trong việc cầm, nắm đồ vật bằng tay. Chẳng hạn, bé đã nhặt được viên bi nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ. Nếu cầm món nào trên tay, bé cũng biết đập vào nhau để tạo ra tiếng động. Một số bé thích đồ chơi có âm thanh như chuông, quả lắc; trong khi nhiều bé thích xếp hình hoặc xếp chồng đồ vật lên nhau. 

Thêm vào đó, bé 10 tháng tuổi còn có thể cầm nhiều đồ chơi trên một tay. Đôi khi, bé cũng biết sử dụng hai bàn tay để giữ đồ chơi hoặc một tay cầm đồ vật, trong khi tay còn lại thực hiện cử động khác. Tất cả sự phát triển về kỹ năng vận động này chính là nền tảng cho việc tự cầm, xúc thức ăn sau này của bé. 

Bé nói được một vài từ đơn giản 

Bé 10 tháng biết làm gì? Đó là bé đã biết bập bẹ gọi cha, mẹ, ông, bà hoặc tên của người thân trong gia đình. Hơn thế nữa, bé có thể hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản như “nháy mắt”, “mi gió”, “vỗ tay” hoặc khi mẹ nói “xe”, “con mèo” thì bé cũng biết chỉ vào những vật đó.

Kết hợp được hành động với lời nói 

Một điều đặc biệt ở bé 10 tháng tuổi là con đã biết dùng hành động để diễn tả lời nói. Ví dụ, nếu không thích hoặc không hài lòng điều gì thì bé có thể nói không và xua tay. Hoặc, khi chào tạm biệt mọi người thì bé vừa nói bye bye, vừa vẫy cả hai tay một cách nhiệt tình. 

Ghi nhớ mọi thứ xung quanh

Sự phát triển não bộ của bé 10 tháng giờ đây đã hoàn thiện. Không chỉ nhận biết được mọi thứ xung quanh, bé còn có thể ghi nhớ chính xác về đồ chơi để ở đâu, nhớ đường đi hoặc nhớ cả tên của họ hàng. 

Bắt chước hoạt động của bố mẹ, người thân 

Đôi khi, cha mẹ có thể bật cười khi nhìn thấy hành động bắt chước đáng yêu của bé đấy. Cụ thể là bé thích làm theo người lớn từ việc chải tóc, đánh răng cho đến nghe điện thoại. Thêm vào đó, bé cũng dành ra thời gian để quan sát phản ứng của phụ huynh trong nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ như, nếu mẹ cười khi xem một bộ phim hài thì bé cũng bắt chước cười theo, thậm chí vui hơn dù chưa hiểu được ý nghĩa. 

Bé hình thành tính cách riêng 

10 tháng tuổi là giai đoạn bé hình thành và thể hiện tính cách riêng của bản thân. Có bé là người hướng ngoại, thích tiếp xúc với mọi người xung quanh. Trong khi có bé nhút nhát, rụt rè và sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ. Ở độ tuổi này, bé đã thể hiện sự phản đối nếu không hài lòng với một điều nào đó. Vì vậy, cha mẹ đừng vội ép con làm theo yêu cầu của mình mà cần tôn trọng, lắng nghe và đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng với bé, để con không cảm thấy áp lực.

Bé có thể ăn thức ăn cứng hơn

Các bé 10 tháng tuổi đã có thể làm quen với các loại thức ăn thô hơn. Do đó, phụ huynh hãy mở rộng thực đơn hàng ngày của bé bằng cách bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc, sữa chua và thịt. Tuy nhiên, cần lưu ý cắt đồ ăn thành miếng nhỏ, hầm nhừ hoặc tán nhuyễn, để con tập nhai dễ dàng, tránh tình trạng hóc - nghẹn, gây ra nghẹt thở nguy hiểm!

bé 10 tháng tuổi biết làm gì

Mẹ có thể hướng dẫn cho con cách tự cầm thìa và xúc thức ăn khi bé được 10 tháng tuổi. 

Cách chăm sóc bé 10 tháng tuổi khỏe mạnh, phát triển tốt

Bên cạnh nắm rõ bé 10 tháng biết làm gì, cha mẹ cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, để hỗ trợ con phát triển khỏe mạnh:

Đảm bảo cho trẻ bú đủ sữa 

Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết của trẻ với 3 - 4 cữ bú một ngày với lượng sữa cho mỗi cữ dao động từ 170 - 250ml. 

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, chị em phải xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất). Song song, bổ sung chuối, đu đủ, mướp, rau ngót, yến mạch, các loại hạt, cá chép và thịt nạc vào thực đơn mỗi ngày. Bởi, các thực phẩm này không chỉ lợi sữa, kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn, mà còn nâng cao chất lượng nguồn sữa. 

> Tham khảo thêm: 12 thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh

Trường hợp mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ vì một lý do nào đó thì lúc này, sữa công thức là một lựa chọn thay thế phù hợp. Các mẹ nên ưu tiên sản phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, nguồn sữa mát dịu, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, điển hình như sữa dê Kabrita (thuộc tập đoàn Aunsutria với 100 năm kinh nghiệm sản xuất sữa). 

Điểm nổi bật của sản phẩm là nguồn sữa dê được thu hoạch trực tiếp từ 50 trang trại dê đạt tiêu chuẩn Châu Âu tại Hà Lan, mang lại nguồn dinh dưỡng an toàn, tốt nhất cho bé. Cùng với đó, sữa dê Kabrita kế thừa đặc tính tuyệt vời của sữa dê nguyên bản, khi chứa đạm quý A2, không có đạm A1 βcasein và có hàm lượng αs1 casein thấp giúp tạo ra mảng sữa mềm, lỏng, cho bé hấp thu nhanh, cũng như dễ dàng tiêu hóa. 

Sản phẩm còn có Oligosaccharides và Nucleotides hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hoàn thiện và tăng cường sức khỏe tiêu hóa của bé. 

sự phát triển của bé 10 tháng

Sữa dê Kabrita mang lại nguồn dinh dưỡng tối ưu, hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn đầu đời. 

Với Kabrita, sữa còn sở hữu công thức cải tiến vượt trội với tỷ lệ đạm whey:casein được điều chỉnh tối ưu, giúp hạn chế hình thành các mảng sữa đông. Qua đó, hỗ trợ bé tiêu hóa khỏe, hạn chế vấn đề liên quan đến tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, chướng bụng… 

Ngoài ra, sữa dê Kabrita có chất xơ GOS nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, Beta-palmitate thúc đẩy hoạt động tiêu hóa; DHA & ARA hoàn thiện não bộ và phát triển trí tuệ thông minh; 22 vitamin - khoáng chất mang lại cơ chế miễn dịch toàn diện, góp phần nuôi dưỡng sự khỏe mạnh tự nhiên cho bé. 

Kabrita còn hiểu rằng khẩu vị của bé là yếu tố quan trọng để con hứng thú hơn với việc uống sữa mỗi ngày. Vì vậy, thương hiệu đã duy trì hương vị nguyên bản thơm ngon của sữa dê thuần khiết bằng cách không thêm đường, không hương liệu. Nhờ vậy, vị sữa thanh, nhẹ, hạp vị của bé. Điều này giúp bé dễ dàng làm quen, uống ngon miệng, thậm chí nhiều hơn để phát triển toàn diện. 

Xây dựng chế độ ăn dặm khoa học cho con 

Khi 10 tháng tuổi, trẻ đã tập làm quen với chế độ ăn dặm được 4 tháng, song song với uống sữa. Do đó, mẹ cũng cần lưu ý thiết lập cho con khẩu phần ăn uống khoa học. 

Theo đó, thực đơn mỗi ngày của trẻ phải đảm bảo ba bữa và đầy đủ các nhóm vi chất quan trọng: 20-25g chất bột đường; 30-40g chất đạm, 10g chất béo, 10-15g vitamin và khoáng chất. Tất cả chất này dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm như:

  • Trái cây: Bơ, lê, táo, chuối, dâu tây, dưa hấu, cam quýt. 
  • Rau củ: Rau mồng tơi, đậu Hà Lan, bí đỏ, bông cải, cà rốt, súp lơ. 
  • Thịt: Thịt nạc heo, thịt gà, thịt gà, cá, tôm. 
  • Chế phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai. 
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Bún, nui, mì, phở. 

Đặc biệt, trong giai đoạn này, kỹ năng nhai - nuốt và hệ tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện. Vì vậy, phụ huynh nên hạn chế cho con ăn thực phẩm khó tiêu, khó nuốt như bỏng ngô, các loại hạt, quả olive, mật ong, kẹo hoặc đồ uống có gas. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Thực đơn cho bé theo từng độ tuổi, đầy đủ chất dinh dưỡng

Cho bé ngủ đủ giấc mỗi ngày 

Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), cha mẹ nên tạo điều kiện cho bé ngủ đủ giấc và đúng giờ. Bởi, giấc ngủ giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy, hệ thần kinh não bộ, đồng thời tăng cường chiều cao, cải thiện hành vi - cảm xúc của bé. Đối với bé 10 tháng tuổi, giấc ngủ của con bao gồm hai giấc ngắn vào ban ngày và một giấc ban đêm kéo dài 12 tiếng. 

Để giúp con được ngủ sâu và thẳng giấc, cha mẹ nên chuẩn bị không gian ngủ ấm áp, với ánh sáng mờ, ít tiếng ồn và âm thanh. Ngoài ra, hãy mang đến cảm giác an toàn cho bé bằng cách vỗ về, âu yếm, hát ru hoặc cho con uống sữa Kabrita trước khi ngủ, để bé được êm bụng, êm giấc ngủ ngon.

sự phát triển của bé 10 tháng tuổi

Mẹ nên cho con ngủ đúng giờ và đủ giấc mỗi ngày để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định.

>>> Bài viết có liên quan: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào?

Tăng cường giao tiếp với bé 

Khi con yêu được 10 tháng tuổi, phụ huynh nên nói chuyện với con nhiều hơn. Sự tương tác này giúp bé nâng cao khả năng giao tiếp, cũng như kết nối tình cảm giữa con cái và cha mẹ. Đặc biệt, đừng quên dành thời gian để đọc truyện cho con nghe. Trong đó, kể chuyện cổ tích là cách nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách và cảm xúc tích cực của con ngay từ khi còn bé, đồng thời tăng khả năng sáng tạo, ghi nhớ tốt cho con. 

Ngoài đọc thì cha mẹ có thể cho bé tương tác với sách, bằng cách lựa chọn các loại sách có hình ảnh sinh động. Sau đó, dùng tay chỉ cho con xem và đọc tên tương ứng của mỗi vật. Điều này giúp bé mở rộng kiến thức, cũng như hiểu hơn về thế giới xung quanh đấy!

Thường xuyên chơi với con 

Ngoài trò chuyện với con mỗi ngày thì cha mẹ hãy thường xuyên chơi cùng con. Một số trò chơi như xếp hình, xếp gỗ hoặc xây tháp đồ ăn là gợi ý phù hợp, để cả nhà không chỉ có thời gian vui vẻ bên nhau, mà còn phát triển tư duy, ngôn ngữ và kỹ năng vận động phối hợp cho bé. 

Đảm bảo an toàn cho bé 

Bé 10 tháng tuổi vô cùng hiếu động, thích di chuyển để khám phá mọi thứ xung quanh. Vì vậy, cha mẹ phải đảm bảo an toàn cho con bằng cách:

  • Đặt ổ điện ở trên cao, xa tầm với của bé hoặc nếu ở dưới thấp thì phải có nắp đậy. 
  • Tạo môi trường không có thuốc lá cho bé. 
  • Thiết kế cầu thang có thanh chắn ở phần đầu để tránh tình trạng con té, ngã. 
  • Phải giữ đồ vật sắc nhọn như dao, kéo ngoài tầm với của bé. 
  • Dùng miếng xốp nhỏ bọc lại cạnh bàn để không gây ra nguy hiểm cho con. 
  • Khóa cửa sổ và ban công mỗi khi ra ngoài. 

Chăm sóc răng miệng cho bé 10 tháng

Em bé 10 tháng tuổi đã có bốn chiếc răng để thực hiện hoạt động cắn, nhai thức ăn hiệu quả. Vì vậy, phụ huynh cũng phải chú ý chăm sóc tốt cho hàm răng của con, nhằm phòng ngừa các bệnh lý răng miệng sau này.

Cụ thể, mẹ nên sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng cho con hai lần/ngày. Khi đánh răng, hãy chú ý đặt lông bàn chải hướng về đường viền nướu khoảng 45 độ, sau đó xoay bàn chải và chải từng nhóm răng (2 - 3 răng) một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, cha mẹ cũng phải cho con đi khám răng định kỳ ít nhất 3 - 6 tháng/lần để bác sĩ có thể kiểm tra, đánh giá sức khỏe và tình trạng mọc răng như thế nào. 

Khi nào nên đưa bé đi khám chậm phát triển? 

Sau khi nắm rõ bé 10 tháng biết làm gì nhưng theo thời gian quan sát, nếu cha mẹ phát hiện bé không phát triển kỹ năng cần thiết, cũng như có dấu hiệu dưới đây thì nên đưa con đi khám ngay:

  • Bé không thể tự đứng bằng hai chân dù được cha mẹ giúp đỡ. 
  • Bé 10 tháng chưa biết bò hoặc thậm chí là chưa ngồi một cách độc lập. 
  • Bé chưa có dấu hiệu bập bẹ các từ đơn giản như baba, mama. 
  • Thờ ơ hoặc không nhận ra được người quen cũng là dấu hiệu cho thấy bé chậm phát triển. 
  • Bé không nhìn vào nơi hoặc đồ vật bạn chỉ. 
  • Bé không biết cách chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia. 

Qua những thông tin trên đây, hy vọng cha mẹ đã nắm rõ bé 10 tháng biết làm gì. Nhìn chung, em bé 10 tháng tuổi đã phát triển tốt hơn về thể chất, cảm xúc, ngôn ngữ và kỹ năng vận động. Tuy nhiên, nếu phụ huynh phát hiện con chưa đạt được cột mốc phát triển đúng với độ tuổi hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ để có giải pháp xử trí hiệu quả, giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng ổn định. 

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ