Kabrita Việt Nam

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Đăng lúc 09/02/2023
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng diễn ra rất nhanh. Trong năm đầu tiên, mẹ có thể thấy con lớn lên rõ rệt, bé học cách hoàn thiện các kỹ năng vận động, tiếp cận và khám phá thế giới xung quanh. Hãy cùng Kabrita theo dõi hành trình lớn lên của con trong 12 tháng đầu đời nhé!

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng như thế nào?

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trẻ 1 tháng tuổi thường đạt cân nặng trung bình từ 4 - 4,2kg. Ở giai đoạn này, phần lớn thời gian bé dành cho việc ngủ.

So với lúc chào đời, bé đã bắt đầu thay đổi vẻ bề ngoài, tuy nhiên chân của bé vẫn còn co lại. Bé có những phản xạ nắm chặt bất cứ thứ gì được đặt vào tay của bé, biết phản xạ với âm thanh, phân biệt màu trắng - đen. Đặc biệt, bé thích gần gũi với ti của mẹ, chăm chú quan sát các hành động cử chỉ của mẹ. Vì vậy mẹ hãy thường xuyên ôm bé vào lòng, nói chuyện và hát cho bé nghe.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Bé gái 2 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 5,1kg và bé trai 2 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 5,5kg.

Ở giai đoạn này, mẹ sẽ thấy bé phát triển vượt trội về nhiều mặt. Ví dụ, bé bắt đầu biểu hiện rõ rệt trên gương mặt như cười hoặc cựa quậy nhiều hơn khi nghe mẹ nói chuyện, bé bắt đầu thích thú khi đùa nghịch với tay, chân của mình.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Cân nặng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ở mức trung bình từ 5 - 6,9kg (đối với bé trai) và từ 4,7 - 6,2kg (đối với bé gái).

Ở tháng thứ 3, cơ thể của bé hoàn toàn duỗi thẳng. Khi được đặt nằm sấp hay lật, bé có thể nâng đầu lên một góc 45 độ. Lúc này, bé bắt đầu biết duỗi tay và với lấy các đồ vật. Mắt của bé có thể nhìn theo đồ vật, mẹ có thể cho bé xem tranh ảnh đơn sắc để giúp bé tăng nhận thức.

> Bài viết có liên quan: Trẻ 3 tháng tuổi có thể làm được những gì?

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Bé trai 4 tháng tuổi có cân nặng chuẩn là 7kg (từ 6,2kg trở xuống là thiếu cân và 7,9kg trở lên là thừa cân). Bé gái 4 tháng tuổi có cân nặng chuẩn là 6,4kg (từ 5,6kg trở xuống là thiếu cân và 7,3kg trở lên là thừa cân).

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đã biết nhận ra người thân và người lạ. Thời gian này, khi bế bé, mẹ sẽ thấy bé sắp giữ được cổ và lưng thẳng lên rồi, tuy nhiên không nên ép bé tập ngồi vì bé vẫn chưa đủ cứng cáp.

> Đừng bỏ lỡ: Trẻ 4 tháng biết làm gì và cách chăm sóc con tốt nhất

sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ không chỉ nghe thấy tiếng hét hoặc tiếng khóc của bé, mà còn nghe tiếng bé cười ríu rít hoặc bi bô những âm điệu đáng yêu.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Cân nặng trung bình của bé trai 5 tháng tuổi là 7,5kg và bé gái là 6,9kg.

5 tháng tuổi trở lên là khoảng thời gian quan trọng để bé phát triển các kỹ năng vận động, phối hợp giữa tay và mắt. Bé có thể lật thành thạo, biểu lộ cảm xúc vui mừng khi thấy món đồ chơi yêu thích, nếu mẹ để đồ vật ở xa thì bé sẽ trườn người để với lấy đồ vật.

> Tham khảo thêm: Bé 5 tháng tuổi biết làm gì? Các cột mốc phát triển bất ngờ mẹ nên biết

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Theo lý thuyết, khi trẻ tròn 06 tháng tuổi cân nặng trẻ gấp đôi so với lúc sinh là đạt chuẩn. Nếu mẹ chăm sóc con đúng cách thì bé trai 6 tháng tuổi nặng từ 7,1 - 8,9kg, bé gái nặng 6,5 - 8,3kg.

Giai đoạn này, bé đã sẵn sàng ăn dặm và có vài dấu hiệu như: bé biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng, khi nhận thức ăn từ thìa thì bé có phản xạ đưa môi dưới về phía trước, bé biểu hiện sự thích thú với thức ăn mà người lớn đưa cho.

> Dành cho mẹ: Bé 6 tháng biết làm gì: Các cột mốc phát triển và cách chăm sóc bé

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Cân nặng chuẩn của bé 7 tháng tuổi là 8,3kg (đối với bé trai) và 7,6kg (đối với bé gái). Nếu trong 6 tháng đầu đời, bé tăng 0,6 - 1kg/tháng thì đến 6 tháng tiếp theo, bé tăng cân chậm hơn khoảng 0,4 - 0,7kg/tháng.

Đến tháng thứ 7, bé đã ngồi vững vàng hơn và bắt đầu chuyển sang tập bò, một số bé cứng cáp có thể vịn vào thành chắc chắn để đứng dậy. Về nhận thức ngôn ngữ, bé đã biết bập bẹ phát ra âm thanh đơn giản như: baba, mama, măm măm… Mẹ có thể dạy bé vẫy tay hoặc hoan hô, tập cho bé chơi ú òa với người thân hoặc tự ăn bánh.

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Bé 8 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 8,6kg (đối với bé trai) và 7,9kg (đối với bé gái). Để giúp bé phát triển ổn định trong thời gian này, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bé có thể bắt đầu làm quen thức ăn thô, nhưng vẫn uống sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Mẹ sẽ thấy con phát triển rõ rệt, bé bắt đầu biết bò và chuyển sang tập đứng. Về thị lực, bé có thể nhìn xa tốt hơn, nhận ra mọi người và các vật trong phòng. Về sự phát triển cảm xúc, bé có thể hiểu và phân biệt tâm trạng của người lớn khi giao tiếp, chẳng hạn như khi được mẹ khen, bé sẽ cười vui sướng.

> Bài viết có liên quan: Bé 8 tháng biết làm gì và cách hỗ trợ con phát triển tốt nhất

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 8,9 kg (đối với bé trai) và 8,2 kg (đối với bé gái). Dinh dưỡng chủ yếu của bé ở giai đoạn này là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức 3 - 4 lần/ngày, kèm theo khẩu phần ăn dặm được chuẩn bị thêm các loại thịt và rau đa dạng.

Mẹ có thể thấy bé có thể giữ thăng bằng và tập lần đi từ từ, đồng thời khi té thì con có phản xạ đưa tay về phía trước để bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương. Đặc biệt thời gian này, khả năng ghi nhớ của con rất tốt, con có thể nhớ vị trí của một số đồ vật trong nhà. Bên cạnh những từ "baba" hoặc "mama", bé có thể nói được nhiều từ khác.

> Thông tin thêm: Bé 9 tháng biết làm gì và chăm sóc con như thế nào?

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi 

Trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi có cân nặng tiêu chuẩn là 8.3 - 10.2kg (đối với bé trai) và 8.5 - 9.6kg (đối với bé gái).

Bé 10 tháng tuổi bắt đầu chập chững và thích khám phá mọi thứ. Nếu được vịn vào đồ vật hoặc tay mẹ, bé sẽ lân la đi xung quanh. Đặc biệt bé ở độ tuổi này rất hay bắt chước hành động của người lớn, chẳng hạn khi mẹ chải tóc hoặc nghe điện thoại, bé sẽ học làm theo.

> Có thể mẹ quan tâm: Giải đáp bé 10 tháng tuổi biết làm gì và cách chăm sóc con khỏe mạnh

Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi

Theo tiêu chuẩn, trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi nặng khoảng 8,4 - 10,5kg (đối với bé trai) và 8,7 - 9,9kg (đối với bé gái). Thông thường trên thực tế, trung bình bé 11 tháng nặng 9kg là đạt mức tiêu chuẩn, các mẹ không nên quá lo lắng.

Thời gian này, bé vẫn tiếp tục tập đi và sử dụng 2 tay đều như nhau (cho đến khi học mẫu giáo, bé mới biểu hiện rõ là thuận tay nào hơn). Mẹ sẽ thấy hạnh phúc hơn khi con biết lắng nghe và quan sát mọi thứ xung quanh. Một số trẻ cảm thấy sợ hãi và căng thẳng khi có người lạ đến gần, nhưng ngược lại cũng có một số bé thích đùa giỡn và làm trò, lúc này cha mẹ hãy dành nhiều thời gian cho con hơn để giúp con phát triển những cảm xúc tích cực.

> Tham khảo: Bé 11 tháng biết làm gì và cách chăm sóc con trẻ

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Cân nặng trung bình của trẻ 12 tháng tuổi là 9,6 kg (đối với bé trai) và 8,9kg (đối với bé gái). Ở giai đoạn 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho bé. Ngoài sữa, mẹ có thể cho bé ăn thêm cháo, súp và các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa.

Trẻ 12 tháng tuổi có thể tự ngồi, tự đứng và đi vài bước nhỏ, thậm chí có thể tự bước khi đang cầm nắm đồ vật khác. Ngoài ra, mẹ sẽ bất ngờ khi bé ngày càng biết phân biệt người quen - người lạ, bé biết diễn đạt nhu cầu của mình cho người lớn biết thông qua các cử chỉ như lắc đầu hoặc vươn tay.

> Xem thêm: Bé 1 tuổi biết làm gì? Các cột mốc phát triển của trẻ ở giai đoạn đầu tiên

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh luôn khỏe mạnh, phát triển tốt

Dưới đây là một vài bí quyết chăm trẻ sơ sinh, đặc biệt hữu ích cho những chị em lần đầu làm mẹ:

Cho trẻ bú đầy đủ

- Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: 

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, phòng các bệnh về tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón...) và một số bệnh khác, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
  • Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn khoảng 600 - 900ml sữa/ngày, chia ra thành 8 cữ/ngày và lượng sữa khoảng 90ml/mỗi cữ bú, trong mỗi cữ trẻ phải bú được khoảng 20 -30 phút.
  • Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thời gian để nghỉ ngơi, bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng (như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt và các loại đậu đỗ, vừng, lạc, rau xanh và hoa quả chín), đặc biệt uống nhiều nước, hạn chế các món ăn có nhiều gia vị, không uống rượu hoặc cà phê, không hút thuốc lá.

- Với trẻ uống sữa công thức:

  • Trong trường hợp mẹ không có đủ sữa hoặc không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ, có thể cho con uống sữa công thức kết hợp.
  • Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bú sữa công thức mỗi 2 - 3 giờ/lần. Khi đã bú no, bé sẽ có dấu hiệu ngừng bú.
  • Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy ưu tiên chọn nguồn sữa mát dịu để nâng niu hệ tiêu hóa còn non yếu của con.

Nhiều mẹ thông thái Việt Nam có xu hướng chọn sữa dê Kabrita để đồng hành cùng con trong những năm đầu đời. Đây là thương hiệu sữa dê công thức hàng đầu thế giới, nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan với chất lượng đảm bảo 100%.

Kabrita kế thừa đặc tính mát lành từ sữa dê, chứa nguồn đạm quý A2-βcasein, không chứa đạm A1-βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu (như tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ). Đồng thời, hàm lượng HMO và nucleotide cao, chất xơ GOS, Beta-palmitate trong công thức Kabrita còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột ở trẻ. Thành phần DHA & ARA và 22 vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp trẻ thêm cứng cáp, phát triển toàn diện.

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Sản phẩm cam kết không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen, vị thơm ngon cho con dễ uống. Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi thể hiện rõ rệt từ khi uống sữa dê Kabrita, mẹ thêm an tâm trên hành trình nuôi con. Đặt hàng TẠI ĐÂY để được giao nhanh chóng.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ ăn dặm 

Khi bé tròn 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé khá hoàn chỉnh và sẵn sàng hấp thụ những thức ăn phức tạp hơn sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm.

Khi bé chỉ biết ngồi, mẹ nên cho bé ăn dặm 2 - 3 lần/ngày, sử dụng các loại thức ăn được nghiền hoặc xay nhuyễn, giúp bé dễ tiêu hóa. Khi bé biết bò, mẹ có thể cho bé ăn 3 - 4 lần/ngày, sử dụng thức ăn được dầm mềm. Khi bé đi được thì có thể cho bé ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày, lúc này bé có thể cắn được thức ăn dễ dàng, nên mẹ chọn nhiều món ăn khác nhau để con hấp thu đa dạng chất dinh dưỡng.

Lưu ý nguyên tắc cho trẻ sơ sinh ăn dặm là từ lỏng đến đặc, ăn từ ít đến nhiều và chế biến món ăn dặm hợp vệ sinh.

> Đọc thêm: Làm thế nào để làm chủ quá trình ăn dặm của bé?

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Cụ thể, con có thể tăng chiều cao khi ngủ, giúp não bộ phát triển và tăng cường hệ miễn dịch. Thực tế là với những bé được ngủ đủ thì sẽ năng động hơn, thích tương tác với mọi thứ xung quanh, nhờ vậy bé cũng ít quấy khóc hơn.

Thời gian ngủ đủ đối với trẻ sơ sinh:

  • Trẻ 1 tháng tuổi cần phải ngủ khoảng 15 - 18 giờ/ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 - 4 giờ.
  • Trẻ từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi cần ngủ đủ 14 - 15 giờ/ngày, thời gian ngủ kéo dài từ 4 - 6 giờ.
  • Trẻ từ 4 tháng đến 1 tuổi nên ngủ 15 giờ/ngày, tuy nhiên trên thực tế có một số bé chỉ ngủ khoảng 12 giờ/ngày.

Để giúp bé ngủ ngon, mẹ hãy quấn tã cho bé thật chặt nhưng vẫn đảm bảo bé cảm thấy thoải mái, có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc bật quạt phe phẩy gần bé để bé cảm nhận được cha mẹ đang gần bên mình, đồng thời mẹ hãy tập cho bé ngủ đúng lịch trình cố định trong ngày.

Cách vệ sinh và chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh

- Cách chăm sóc làn da mỏng manh của bé:

  • Trẻ sơ sinh chỉ nên tắm 3 lần/tuần, mẹ không kỳ cọ quá mạnh khi cho bé tắm.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ sơ sinh với độ pH thấp. Mẹ hãy đọc kỹ thành phần sản phẩm, đảm bảo không chứa paraben và các chất độc hại.
  • Giặt quần áo của bé với nước giặt tẩy thân thiện với làn da của bé, tốt nhất không nên giặt chung với quần áo của gia đình.
  • Khi nhận thấy làn da của bé phát ban với mụn nước, mụn mủ thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay.

- Cách vệ sinh “vùng kín” của bé:

  • Đối với bé trai, dùng miếng gạc hoặc vải cotton đã làm ướt để làm sạch dương vật, cũng như phần quy đầu. Lưu ý, thao tác nhẹ nhàng, không vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi.
  • Đối với bé gái, dùng miếng gạc hoặc vải cotton đã làm ướt làm sạch mép âm đạo và theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn.

Cách vệ sinh cuống rốn:

  • Thông thường, cuống rốn sẽ tự rụng trong 5 - 15 ngày sau sinh.
  • Trong thời gian này, mẹ khi quấn tã không động đến vùng cuống rốn.
  • Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như cuống rốn tấy đỏ, cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Thường xuyên cho bé vận động, chơi cùng con

Trẻ sơ sinh vận động nhiều hơn sẽ cải thiện sức khỏe xương, phát triển kỹ năng liên quan đến tính độc lập hoặc tương tác với người khác.

Dưới đây là một số cách hỗ trợ bé vận động:

  • Đối với bé dưới 3 tháng tuổi, hãy khuyến khích con nằm sấp 2 - 3 lần/ngày, sau đó chơi với con.
  • Thực hiện các hoạt động giúp con tìm hiểu về chuyển động: như ôm con vào lòng, bật nhạc nhẹ nhàng và bế con, lắc lư nhẹ nhàng theo giai điệu.
  • Khi bé lớn hơn, đưa bé ra ngoài trời 2 - 3 lần/ngày (trong điều kiện thời tiết cho phép), có thể tập cho bé đi ở sân nhà hoặc công viên để giúp bé cải thiện khả năng tự kiểm soát, chú ý nhiều hơn.

Thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, do đó dễ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do virus. Vì vậy, WHO khuyến cáo các bậc cha mẹ nên đưa trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm chủng đầy đủ giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Dưới đây là các mũi tiêm phòng quan trọng theo từng tháng cho trẻ sơ sinh:

  • Trẻ mới sinh: tiêm vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B (nên tiêm càng sớm càng tốt).
  • Trẻ 2 tháng tuổi: các mẹ có thể chọn vacxin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B mũi 2 và các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Hib.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: tiêm mũi 2 theo đúng loại vacxin đã chọn.
  • Trẻ 4 tháng tuổi: tiêm mũi 3 phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, nhiễm khuẩn do Hib.
  • Trẻ 6 tháng tuổi: tiêm vacxin phòng tránh các chủng cúm A và cúm B.
  • Trẻ 9 tháng tuổi trở lên: tiêm vacxin sởi riêng.

Theo dõi sức khỏe và thăm khám khi có dấu hiệu bất thường

  • Cha mẹ nên đo cân nặng và chiều cao của bé đều đặn mỗi tháng, hoặc sau mỗi đợt bé bệnh để theo dõi sự phục hồi của con.
  • Theo dõi nhịp thở của con dưới 60 lần/phút là bình thường, nếu bé thở trên hoặc bằng 60 lần/phút được gọi là thở nhanh, hoặc kèm theo các dấu hiệu thở không đều, thở khò khè thì cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay. 
  • Thường xuyên đo thân nhiệt của con, nếu nhiệt độ cặp nách của bé trong khoảng 36.5 - 37.2 độ C là bình thường. Nếu thân nhiệt dưới 36 độ C, bé rất dễ bị viêm phổi, khi đó mẹ hãy ủ ấm cho con đúng cách. Nếu thân nhiệt trên 37.5 độ C, hãy nới lỏng quần áo và cho bé nằm ở phòng thông thoáng.
  • Khi bé có dấu hiệu bất thường (như tiêu chảy, táo bón kéo dài, chán ăn, quấy khóc…), nên theo dõi và đưa bé đi khám, tuyệt đối không tự ý chữa bệnh cho bé dựa trên thông tin tham khảo Internet hoặc kinh nghiệm dân gian.

sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Trẻ sơ sinh có thân nhiệt bất thường là điều không thể tránh khỏi, lúc này tùy vào nhiệt độ thân nhiệt của con như thế nào mà mẹ có những cách xử trí khác nhau.

Hy vọng những thông tin trên giúp mẹ có thể hiểu rõ về sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi. Các mẹ cần đặc biệt lưu ý rằng, một trong những bí quyết chăm con khéo trong những năm đầu đời là chú trọng đến hệ tiêu hóa của con, bởi hệ tiêu hóa vững vàng thì con mới có thể hấp thu tốt và phát triển khỏe mạnh. 

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ