Kabrita Việt Nam

Nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào và cách cai sữa cho bé khoa học?

Đăng lúc 09/02/2023
Nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào và cách cai sữa cho bé khoa học?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Nhiều mẹ cho rằng nên nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu thì càng tốt cho bé. Nhưng, một số khác cho rằng chỉ nên cho con bú sữa mẹ trong thời gian ngắn, để bé có thể tập trung vào ăn dặm. Như vậy nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào thì hợp lý nhất? Các mẹ hãy cùng với Kabrita tìm hiểu câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây!

Khám phá những lợi ích tuyệt vời khi nuôi con bằng sữa mẹ

Giai đoạn đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong sữa của mẹ có đầy đủ tất cả dưỡng chất như IgG - IgA (kháng thể tự nhiên), HMO, đạm Whey, chất béo, vitamin A, C, E, Kẽm, Canxi và Folate, cần thiết đối với quá trình phát triển của con. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn để mẹ và bé đều nhận được lợi ích tuyệt vời. 

Đối với bé: Sữa mẹ không chỉ cung cấp nguồn dưỡng chất đầy đủ, mà còn dễ tiêu hóa, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của con. Ngoài ra, nhờ hàm lượng kháng thể dồi dào nên sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời giàu DHA hỗ trợ phát triển não bộ tối ưu cho bé. 

Đối với mẹ: Khi các mẹ cho con bú thường xuyên, điều này giúp đốt cháy calo nhiều hơn và qua đó, hỗ trợ giảm cân nhanh chóng. Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ cho con bú hầu như ít gặp phải trầm cảm sau sinh so với chị em không nuôi con bằng sữa mẹ. Đồng thời, nuôi con bằng sữa mẹ còn hạn chế nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng... 

 Khám phá thêm: Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các trường hợp không nên nuôi con bằng sữa mẹ 

Nếu phụ nữ sau sinh gặp phải một trong những trường hợp dưới đây thì không nên nuôi con bằng sữa mẹ: 

  • Người mẹ mắc phải bệnh tim, bệnh thận hoặc thiếu máu nghiêm trọng. 
  • Cơ thể của mẹ quá nhẹ cân, không có chất béo dự trữ cho việc sản xuất sữa. 
  • Lạm dụng rượu, heroin và ma túy ảnh hưởng đến nguồn sữa và khiến mẹ không thể cho con bú. 
  • Người mẹ bị nhiễm HIV/AIDS không nên cho con bú vì có thể lây bệnh cho bé qua nguồn sữa.
  • Trong trường hợp mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại thì phải xét nghiệm thật kỹ trước khi cho con bú.
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc trị tuyến giáp thì chị em không nên nuôi con bằng sữa mẹ.

Ngoài trường hợp của mẹ, nếu như bé không dung nạp lactose, không tiêu hóa được sữa mẹ hoặc gặp phải sứt môi, hở hàm ếch thì mẹ không nên cho con bú sau khi sinh. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra giải pháp dinh dưỡng khác, phù hợp với con hơn vào lúc này. 

Nên nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào? 

Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu tiên. Thời gian này tiếp tục kéo dài đến ít nhất 1 năm và sau đó, mẹ có thể cho con bú thêm, nếu như mẹ và bé đều mong muốn. Mặt khác, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kéo dài đến khi bé được 2 tuổi và hơn thế nữa.

Như vậy, không có mốc thời gian cố định về việc cai sữa cho bé. Thay vào đó, thời gian cho con bú đến khi nào phụ thuộc vào hoàn cảnh của mẹ, cũng như nhu cầu của từng bé. Chị em nên nắm rõ điều này và tuyệt đối không được cho con cai sữa đột ngột. 

Lý do là vì dễ khiến bé không kịp thích nghi, dẫn đến con sẽ quấy khóc, dễ bị ốm và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Ngoài ra, cai sữa đột ngột để lại nhiều tác hại cho mẹ như đau tức ở vú, sốt sữa, nhiễm trùng vú, áp xe vú do căng sữa. 

nuôi con bằng sữa của mẹ

Mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu tiên và kéo dài hơn nữa để cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng đủ đầy, giúp con được phát triển tốt.

Cai sữa cho bé quá sớm có sao không?

Nếu đã nắm rõ thời điểm nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào thì chị em nên tuân theo mốc thời gian này, để bé được hấp thu nguồn dinh dưỡng đủ đầy và bắt kịp đà tăng trưởng tốt nhất. Trong trường hợp mẹ muốn cai sữa cho con thì hãy lựa chọn thời điểm phù hợp.

Tuyệt đối không được ngừng cho con bú quá sớm (trước thời điểm 6 tháng) vì điều này làm tăng nguy cơ bé mắc phải bệnh chàm (eczema), nhiễm trùng đường ruột, còi xương, biếng ăn, chậm phát triển hoặc thừa cân - béo phì khi trưởng thành. Ngoài ra, mẹ có thể nhận biết bé đã sẵn sàng cai sữa hay chưa thông qua một số dấu hiệu đặc trưng. Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo để nắm rõ hơn nhé!

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng cai sữa 

Sau đây là 5 dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cai sữa mẹ: 

  • Bé có thể ngồi thẳng và lăn quả bóng ra trước mà không cần trợ giúp từ bố mẹ. 
  • Ngoài ông, bà, bố, mẹ thì bé nói được thêm câu ngắn. Đây cũng là thời điểm hệ thần kinh, thính giác phát triển tốt, giúp con diễn đạt mong muốn của bản thân bằng lời nói. 
  • Bé ăn được cơm nhão và cháo. Điều này cho thấy bé có khả năng nhai, nuốt và hệ tiêu hóa dần hoàn thiện. Vì vậy, mẹ hãy cai sữa cho con, đồng thời khuyến khích bé ngồi vào bàn ăn uống với gia đình. 
  • Bé có thể leo lên, leo xuống cầu thang nhanh nhẹn và dễ dàng. Lúc này, bé cũng được 24 tháng tuổi và đây là độ tuổi bác sĩ khuyến khích mẹ nên ngừng cho con bú. 
  • Đặc biệt, mẹ có thể cai sữa cho con khi mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh liên quan đến bầu vú như bị nứt đầu vú. 

nuôi con bằng sữa mẹ tới khi nào

Bé ăn được cháo và cơm nhão là một trong những dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng cai sữa. 

Cách cai sữa cho bé khoa học và an toàn 

Bên cạnh tìm hiểu nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào thì các mẹ cũng phải nắm rõ cách cai sữa phù hợp. Cụ thể, quá trình cai sữa nên bắt đầu từ từ thay vì quá đột ngột. Ví dụ như lúc trước, tần suất bú của con là 7 - 8 lần/ngày, mỗi lần 10 phút thì giờ đây, có thể giảm tần suất bú còn 3 - 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 phút và sau đó, giảm cho bé bú mẹ hoàn toàn. 

Bằng cách này, cơ thể của bé dễ dàng thích nghi, đồng thời sữa mẹ được giảm dần, giúp mẹ không bị căng sữa hay viêm vú. Ngoài ra, để cai sữa cho con hiệu quả, mẹ có thể tham khảo thêm một số bí quyết dưới đây:

  • Nếu bé đòi bú mẹ vào buổi chiều, hãy thu hút sự chú ý của con bằng hoạt động khác hoặc nói với con rằng, hãy đợi đến khi ngủ mới được uống sữa mẹ. 
  • Mẹ có thể nặn một vài giọt sữa mẹ cho vào miệng bé trước khi bé bú bình hoặc vắt sữa mẹ vào bình và cho con bú. Như vậy, quá trình chuyển đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức trở nên dễ dàng hơn. 
  • Không nên cai sữa cho con vào mùa hè. Đồng thời, không được cai sữa quá đột ngột khiến bé quấy khóc, biếng ăn, lười bú. 
  • Không cai sữa khi bé bị ốm, nhất là khi tiêu chảy. Bởi, lúc này cơ thể của bé chưa quen với thức ăn thay thế nên có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng. 

Sau khi ngừng nuôi con bằng sữa mẹ, chị em phải xây dựng chế độ ăn thay thế khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho con, bao gồm chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ), chất béo (váng sữa, phô mai, dầu thực vật, bơ), tinh bột (bún, cháo, phở, cơm nát), vitamin và khoáng chất (rau củ quả, các loại đậu, hạt). 

Cần lưu ý, khẩu phần ăn của bé phải được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, có đa dạng thực phẩm để tạo hứng thú và giúp con làm quen với các loại món ăn khác nhau. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải chế biến món ăn mềm, loãng, dễ nuốt, hạn chế nêm nếm gia vị để bảo vệ sức khỏe của bé.

nuôi con bằng sữa mẹ

Phụ huynh nên xây dựng chế độ ăn thay thế khoa học, đầy đủ dưỡng chất cho bé sau khi đã cai sữa mẹ.

Cùng với chế độ ăn uống cân đối, mẹ nên bổ sung thêm sữa công thức để duy trì nguồn dinh dưỡng đủ đầy, tạo nền tảng cho con phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Do giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện nên chuyên gia khuyến khích, mẹ nên ưu tiên nguồn sữa mát dịu, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa. 

Hiện nay, sữa dê Kabrita là lựa chọn hàng đầu của nhiều phụ huynh khi kế thừa toàn bộ đặc tính dịu nhẹ của sữa dê, chứa đạm quý A2, không có đạm A1 βcasein và chứa ít αs1-casein, giúp tạo ra mảng sữa mềm - lỏng, hỗ trợ bé đi ngoài dễ dàng, ít gặp phải táo bón, đầy hơi hoặc nôn trớ

Ngoài ra, sữa dê Kabrita còn có dưỡng chất Oligosaccharides dồi dào, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ đường ruột khỏi tác hại của mầm bệnh xung quanh. Nucleotides giữ vai trò tăng cường miễn dịch, cho bé khôn lớn khỏe mạnh trong giai đoạn đầu đời. 

nuôi con với sữa mẹ

Sữa dê Kabrita mang lại nguồn dinh dưỡng mát lành từ thiên nhiên, hỗ trợ tiêu hóa khỏe và sự phát triển toàn diện cho bé. 

Sữa dê Kabrita cũng được cải tiến với tỷ lệ đạm whey:casein được điều chỉnh tối ưu, giúp hạn chế hình thành mảng sữa đông, cho bé tiêu hóa khỏe và ít gặp phải đầy hơi, táo bón, chướng bụng… 

Ngoài ra, sữa dê Kabrita bổ sung chất xơ GOS kết hợp với Beta - Palmitate, hỗ trợ cải thiện tiêu hóa khỏe mạnh; DHA & ARA giúp phát triển trí não, tăng cường tư duy thông minh. Đi cùng là 22 vitamin - khoáng chất cần thiết, hỗ trợ phát triển thể chất và chiều cao đạt chuẩn cho bé. 

Đặc biệt, hương vị sữa thơm béo, nhạt thanh và không quá ngọt, phù hợp với khẩu vị của bé. Nhờ đó, các mẹ có thể yên tâm con dễ dàng làm quen với sữa dê Kabrita ngay từ lần thử đầu tiên, thậm chí uống ngon miệng, nhiều hơn để bắt kịp đà tăng trưởng toàn diện. 

Hy vọng qua thông tin trên đây, các chị em đã có giải đáp cho câu hỏi nên nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào. Nhìn chung, không có thời gian cố định về việc cho con bú, mẹ hãy quan sát các biểu hiện của trẻ để nhận biết rằng con đã sẵn sàng cai sữa hay chưa. Hoặc tốt nhất là tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn thời điểm cai sữa hợp lý và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bé yêu.

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ