Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Sữa mẹ là thức ăn chính của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Vì thế, nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa còn non nớt của con, chẳng hạn như gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để con dễ đi ngoài, không còn khó chịu nữa? Cùng Kabrita tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón?
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cung cấp dồi dào dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trẻ bú mẹ thường ít gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp, trẻ bú mẹ bị táo bón (với các biểu hiện như giảm tần suất đi đại tiện, phân thường rắn cứng, màu đen hoặc có máu, con rặn khó khăn kèm theo quấy khóc mỗi lần đi ngoài), nguyên nhân có thể do:
- Chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý với nhiều đồ khó tiêu, ít chất xơ, thiếu dinh dưỡng.
- Trẻ bú ít, không đủ lượng sữa dẫn đến tình trạng thiếu nước khiến con bị táo bón.
- Trẻ mắc một số bệnh lý gây táo bón như suy giáp trạng, phình to đại tràng,...
Mẹ nên lưu ý và nhận biết kịp thời các dấu hiệu trẻ bị táo bón để có giải pháp khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Từ đó có thể thấy chế độ ăn uống mỗi ngày của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ bú mẹ hoàn toàn, đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hóa.
Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, mẹ nên ăn uống gì?
Sau đây là các loại thực phẩm mẹ nên ăn để cải thiện chứng táo bón ở trẻ sơ sinh:
Các loại rau củ
Mẹ nên ưu tiên chọn các loại rau củ vào thực đơn hằng ngày, chẳng hạn như:
Rau cải bẹ xanh chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ đại tiện dễ dàng, đồng thời với hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ và bé. Có nhiều món ngon chế biến từ rau cải xanh như: cải bẹ xanh xào tỏi, canh cải nấu với tôm, canh cải bẹ xanh cá thác lác...
Súp lơ xanh (bông cải xanh) còn hỗ trợ rất tốt vào quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ, cải thiện chất lượng sữa mẹ, nhờ vậy giúp hệ tiêu hóa của bé cũng tốt hơn, bé đi ngoài thuận lợi. Với súp lơ xanh, mẹ có thể luộc, xào, hoặc nấu canh cùng các loại củ khác.
Nếu mẹ chọn ăn rau diếp cá thường xuyên sẽ giúp bé đi phân mềm, hỗ trợ bài tiết, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Mẹ có thể ăn rau diếp cá sống hoặc xay lấy nước uống mỗi ngày nhé.
Tăng cường ăn trái cây tươi
Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Câu trả lời là các loại trái cây tươi, cụ thể như:
Lê giàu chất xơ giúp giảm táo bón cho trẻ sơ sinh, đồng thời bổ sung nhiều vitamin C, folate, kali,... có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và con. Loại trái cây này ngon nhất khi ăn trực tiếp hoặc làm nước ép, sinh tố.
Kiwi xanh cũng là một loại trái cây giúp đi phân mềm, đồng thời mang đến nguồn vitamin C và E hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé yêu. Mẹ có thể ăn kiwi tươi hoặc kết hợp với sữa chua thơm ngon.
Bơ cung cấp lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón, cùng với dưỡng chất magie giúp đẩy nhanh quá trình đào phân. Loại quả này có thể chế biến thành món sinh tố xay hoặc dầm với sữa đặc, sữa chua.
>>> Bài viết liên quan: Các loại trái cây cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng, ngừa táo bón
Bổ sung các loại hạt giàu chất xơ
Để giúp con thoải mái hơn trong những lúc đi ngoài, mẹ đừng quên bổ sung các loại hạt giàu chất xơ như:
Đậu đen không chỉ hỗ trợ nhuận tràng mà còn có các thành phần như sắt, canxi, magie,... giúp trẻ duy trì hệ xương chắc khỏe. Với loại đậu này, mẹ có thể chế biến thành món chè thanh ngọt hoặc nước đậu đen giải nhiệt nhé.
Đậu xanh có lượng chất xơ dồi dào hỗ trợ điều trị táo bón, tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Chưa kể, loại đậu này còn chứa axit folic - dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện. Đậu xanh có thể được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như: chè đậu xanh, cháo đậu xanh, bánh đậu xanh,...
Mè đen là nguồn cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời chứa sắt, kẽm, magie,... có lợi cho quá trình phát triển hệ xương của trẻ. Với mè đen, mẹ có thể nấu chè, làm sữa đậu nành với mè đen,...
Ăn sữa chua
Sữa chua không chỉ hỗ trợ cân bằng hệ tiêu hóa cho trẻ mà còn giúp con có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Mẹ có thể 2-3 hộp sữa chua mỗi tuần, kết hợp với trái cây tươi để có thêm nhiều dưỡng chất nhé!
Uống đủ nước mỗi ngày
Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày, từ 2 - 2.5 lít nước. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung sữa hoặc nước ép trái cây.
Trẻ bú mẹ bị táo bón, mẹ nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm có lợi, mẹ cũng cần lưu ý các thực phẩm nên tránh như:
- Thức ăn cay nóng có nhiều gia vị tỏi, hành, ớt,...
- Các món ăn khó tiêu như chocolate, khoai tây nghiền, hành tươi…
- Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
- Các chất kích thích như bia, rượu, cà phê.
Những lưu ý giúp cải thiện tình trạng trẻ bú mẹ bị táo bón
Ngoài việc xây dựng khẩu phần ăn uống khoa học cho mẹ, thì mẹ cũng nên lưu ý những nguyên tắc sau khi nuôi con:
- Cho trẻ bú đủ sữa theo nhu cầu từng độ tuổi:
+ Trẻ sơ sinh ngày thứ 7 – 1 tháng tuổi: 35 – 60ml tương đương 6 – 8 cữ bú.
+ Trẻ sơ sinh tháng thứ 2: 60 – 90ml tương đương 5 – 7 cữ bú.
+ Trẻ sơ sinh tháng thứ 3: 60 – 120ml tương đương 5 – 6 cữ bú.
+ Trẻ sơ sinh tháng thứ 4: 90 – 120ml tương đương 5 – 6 cữ bú.
+ Trẻ sơ sinh tháng thứ 5: 90 – 120ml tương đương 5 – 6 cữ bú.
+ Trẻ sơ sinh tháng thứ 6: 120 – 180ml tương đương 5 cữ bú.
+ Trẻ sơ sinh tháng thứ 7: 180 – 220ml tương đương 3 – 4 cữ bú.
+ Trẻ sơ sinh tháng thứ 8: 200 – 240ml tương đương 4 cữ bú.
+ Trẻ sơ sinh tháng thứ 9 -12: 240ml tương đương 4 cữ bú.
> Tham khảo thêm: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh: Bảng tham khảo và cách tính
- Massage xoa bụng cho trẻ để kích thích tiêu hóa: Mẹ thực hiện xoa nhẹ nhàng quanh rốn của con từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày 2-3 lần trong khoảng 5-10 phút.
- Trong trường hợp trẻ uống sữa công thức có biểu hiện táo bón, mẹ cần xem xét và cân nhắc đổi sữa cho con. Đặc biệt, ưu tiên chọn loại sữa công thức có đạm dễ tiêu hóa và các thành phần quý giúp con giảm nguy cơ táo bón.
Mẹ có thể tham khảo sữa dê Kabrita đang được nhiều mẹ thông thái tin chọn vì sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng từ thiên nhiên “thân thiện” với hệ tiêu hóa nhạy cảm của bé yêu.
Sữa dê Kabrita cung cấp nguồn sữa dê mát lành với đạm quý A2 tốt cho hệ tiêu hóa, không chứa đạm A1 βcasein - là nguyên nhân khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Kể từ khi uống sữa dê Kabrita, bé có đường tiêu hóa khỏe mạnh, giảm hẳn tình trạng táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Tin chọn sữa dê Kabrita, mẹ mang đến cho con nền tảng dinh dưỡng chất lượng, giúp bé yêu tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh mỗi ngày. Đồng thời, sữa dê Kabrita còn chứa thành phần Nucleotide cao gấp 4-5 lần so với sữa bò và Oligosaccharides hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa táo bón và hạn chế mầm bệnh hình thành. Cùng với đó là chất xơ GOS và Beta-palmitate giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, cho con yêu có chiếc bụng khỏe, lấy đà phát triển thuận lợi. Không chỉ chăm chút cho hệ tiêu hóa của trẻ, công thức sữa Kabrita còn bổ sung DHA, AA cùng 22 loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ trẻ phát triển trí não, thị lực, tạo dựng nền tảng phát triển toàn diện. Mẹ hãy an tâm vì sữa dê Kabrita có mùi vị thơm ngon, rất dễ uống. Sản phẩm sữa dê Kabrita số 1 (cho bé từ 0-12 tháng tuổi) có giá 495.000 VNĐ (hộp 400g) và 960.000 VNĐ (hộp 800g). Mẹ đặt mua TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Tổng đài 1900 3454 ngay nhé! |
Hy vọng qua bài viết, các chị em có thể biết được trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì và kiêng gì để sớm khắc phục triệu chứng này ở con. Đừng quên theo dõi các bài viết khác tại https://www.kabrita.vn/ để cập nhật kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc con mới nhất nhé!
>>> Xem thêm: