Khi nào nên cai sữa cho bé? 6 cách cai sữa cho bé hiệu quả – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Khi nào nên cai sữa cho bé? 6 cách cai sữa cho bé hiệu quả

Đăng lúc 06/03/2023
Khi nào nên cai sữa cho bé? 6 cách cai sữa cho bé hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng, nhưng bất cứ trẻ nào cũng sẽ đến thời điểm cần cai bú mẹ. Theo đó, nên cai sữa khi nào và đâu là cách cai sữa cho bé dễ dàng mà không gây khó chịu là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây, Kabrita sẽ giải đáp thắc mắc trên và mách 6 mẹo cai sữa cho bé không khóc hiệu quả để mẹ có thể tham khảo nhé!

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Cai sữa là quá trình ngừng cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn và thay thế dần bằng nguồn dinh dưỡng khác. Thời điểm cai sữa thích hợp nhất là lúc bé được 18 - 24 tháng tuổi (*) hoặc xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Trẻ ăn được cháo và cơm nhão: Việc này đồng nghĩa khả năng ăn nhai và hệ tiêu hóa của trẻ cũng dần hoạt động ổn định. Mẹ có thể tăng cường các bữa ăn dặm để thay thế sữa mẹ, giúp cung cấp cho trẻ đa dạng dưỡng chất.

cách cai sữa cho bé

Phụ huynh nên tìm cách dứt sữa cho bé khi con đã có thể ăn được các thực phẩm thô khác ngoài sữa mẹ, giúp con hấp thu dinh dưỡng đa dạng để phát triển tối ưu.

  • Bé nói được nhiều từ vựng hơn: Theo kinh nghiệm cai sữa cho bé, việc bé bắt đầu nói rõ được một số từ đơn như “ba”, “mẹ”, hay có thể nói hoàn chỉnh một câu ít nhất 10 từ cho thấy hệ thần kinh và thính giác của con đã dần hoàn thiện. Lúc này, cha mẹ nên tập cho con cai sữa từ từ và chủ động bổ sung thức ăn bổ não như cá béo, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Trẻ có thể leo lên và leo xuống cầu thang: Ở thời điểm này, trẻ đã được trên 24 tháng, hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối tốt, đồng thời cơ thể có thể tự sản sinh kháng thể nếu thiếu sữa mẹ. Vì thế, mẹ có thể áp dụng các cách cai sữa cho con hiệu quả.
  • Có thể ngồi thẳng và hoạt động độc lập: Tự ngồi thẳng lưng và thực hiện các hoạt động một cách độc lập mà không cần trợ giúp (như tập đi, tự lăn bóng…) là dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng cai sữa. Do đó, nếu không biết chọn ngày cai sữa cho bé khi nào, mẹ hãy quan sát xem trẻ đã có thể làm được những động tác này hay chưa.
  • Một số trường hợp đặc biệt cần cai sữa sớm cho trẻ: Mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh lý liên quan đến bầu vú.

* Lưu ý:

  • Thời điểm trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Không có thời điểm cố định để cai sữa cho bé.
  • Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
  • Không nên cai sữa khi bé bị ốm.

    Nhìn chung, cai sữa là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng và kiên nhẫn của mẹ lẫn em bé. Bởi nếu thực hiện đột ngột do một nguyên nhân nào đó và không có sự chuẩn bị trước vừa khiến cho mẹ và bé khó thích nghi, vừa vô tình gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả hai mẹ con, nhất là sự phát triển của bé. Chính vì thế, nếu đã biết được khi nào nên cai sữa cho bé, mẹ cần thực hiện đúng cách để bé không bị hụt hẫng vì thay đổi thói quen ăn uống.

    Cai sữa cho bé bằng cách nào để bé không khóc và mẹ không đau?

    Dưới đây là 6 cách cai sữa cho bé an toàn và hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng:

    Bỏ cữ bú từ từ hoặc rút ngắn thời gian cho bú

    Thay vì đột ngột ngưng hẳn không cho trẻ bú, mẹ hãy lên kế hoạch giảm dần các cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú. Theo đó, nếu bình thường mẹ hay cho bé bú khoảng 7 - 8 lần/ngày trong khoảng 5 phút, thì nay giảm xuống còn 3 - 4 lần/ngày trong khoảng 3 phút, rồi giảm dần đến khi ngưng cho bú hoàn toàn.

    mẹo cai sữa cho bé

    Giảm từ từ tần suất bú là cách cai sữa đêm cho cho bé hiệu quả, tránh ảnh hưởng tâm lý sau này.

    Tăng cường bữa ăn dặm

    Nếu bé đã trên 6 tháng, mẹ có thể giảm dần vai trò của sữa mẹ bằng cách tập cho bé ăn dặm những thức ăn của người lớn để làm quen với các mùi vị món ăn khác. Bên cạnh chế biến nhiều món ngon và bổ dưỡng cho con, mẹ nên tăng thêm bữa phụ để con không còn cảm giác đói, từ đó có thể giảm tần suất đòi bú mẹ. Lưu ý, mẹ cần chế biến những món ăn như bột, cháo thật mềm, nghiền nhỏ để vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ, vừa loại trừ nguy cơ bị hóc, nghẹn.

    Tập quen với việc không ti mẹ

    Để trẻ tạm rời xa ti mẹ là cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau hay căng tức ngực. Chẳng hạn như, cho bé tham gia những trò chơi vận động để con quên đi việc đòi bú, tìm những cách khác để âu yếm con (như ôm, xoa bóp, nắm tay, đặt bé ngồi vào lòng mẹ…), hoặc tập cho trẻ ngậm ti giả để làm quen với việc bú bình và cai sữa mẹ nhanh chóng hơn.

    Kết hợp dùng thêm sữa ngoài (sữa công thức)

    Khi thực hiện cách cai sữa mẹ đồng nghĩa trẻ không còn nhận dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ, nên rất cần bổ sung thêm sản phẩm thay thế. Tốt nhất, mẹ cần lựa chọn cho trẻ loại sữa công thức phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của bé để đồng hành cùng con trong những năm đầu đời.

    cách cai sữa cho bé hiệu quả

    Cha mẹ nên cho trẻ dùng thêm sữa ngoài để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.

    Thay đổi thói quen của bé

    Thay đổi lịch trình thường nhật là một trong những mẹo cai sữa cho bé bú trộm, được nhiều người áp dụng nhằm khiến bé quên mất việc bú mẹ. Theo đó, mẹ nên ngủ dậy sớm hơn bé để tập cho con bỏ thói quen tìm ti mẹ mỗi khi thức dậy, thay đổi quần áo hoặc cất chiếc ghế mẹ vẫn thường ngồi cho bé bú. Hoặc gửi con về nhà ông bà để con quen dần với việc thiếu hơi mẹ, từ đó không còn đòi ti mẹ nữa.

    Thoa mướp đắng, tỏi hoặc mùi bé ghét lên đầu ti

    Mẹo dân gian cai sữa cho bé như thoa nước mướp đắng, tỏi hoặc mùi bé ghét lên đầu ti… được truyền tai là cách có thể khiến con bỏ bú dễ dàng. Bởi khứu giác và vị giác của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, khi ngửi hoặc nếm phải mùi lạ từ sữa mẹ thì con sẽ từ chối ti mẹ. Tuy là cách cai sữa cho mẹ nhanh nhất nhưng cần chú ý khi thực hiện, mẹ không nên thoa ớt vì sẽ làm bé bị bỏng miệng, hoặc thoa thuốc vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

    Một số kinh nghiệm cai sữa cho bé mà mẹ cần lưu ý

    Song song với việc áp dụng cách cai sữa cho bé, mẹ đừng bỏ qua một số lưu ý dưới đây để quá trình cai sữa diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn:

    Cai sữa cho bé có nên vắt sữa không?

    Nhiều mẹ băn khoăn có nên vắt sữa (hút sữa) ra bình cho con bú trong giai đoạn cai sữa không, vì e ngại điều này sẽ dễ gây mất sữa hay tắc tia sữa. Song, nếu thực hiện hút sữa đúng cách thì lượng sữa chẳng những không mất, mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể như: giảm căng sữa, giúp bé dần quen được bú bình, thậm chí là nhận được cả sữa đầu và sữa cuối.

    Với những lợi ích nêu trên thì đáp án cho thắc mắc có nên vắt sữa ra bình cho bé khi cai sữa hay là có. Khi bé đã quen với bú bình, mẹ có thể chuyển sang cho bé bú sữa công thức rất dễ dàng.

    Đâu là cách cai sữa cho bé để mẹ không bị căng sữa?

    Căng sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng nhiều khiến vùng ngực của mẹ bị căng tức, khó chịu, sưng ngứa, đi kèm cảm giác mệt mỏi và sốt cao làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, hiện tượng căng sữa khi cai sữa cho bé chỉ kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tuần sẽ tự hết nên mẹ không cần quá lo lắng. Trong đó, để giảm đau và cải thiện căng sữa, mẹ có thể áp dụng một số cách như chườm lạnh ngực, massage, tắm nước ấm với vòi sen, đắp lá bắp cải, ngủ đủ giấc…

    Trẻ cai sữa nên uống sữa gì?

    Nhằm đảm bảo bé hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn để phát triển tốt, bên cạnh việc chọn sữa công thức phù hợp với độ tuổi, mẹ nên ưu tiên sữa hợp khẩu vị trẻ và công thức êm dịu với hệ tiêu hóa còn non nớt. Bởi trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ tăng khả năng hấp thu đầy đủ năng lượng và dưỡng chất hiệu quả hơn, từ đó bắt kịp đà tăng trưởng toàn diện về thể chất lẫn trí não.

    Sữa dê Kabrita - Sự lựa chọn tối ưu từ hương vị đến chất lượng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Với sự kết hợp giữa đặc tính mát lành từ sữa dê tự nhiên cùng công thức không thêm đường, không hương liệu, sữa dê Kabrita hoàn toàn “ghi điểm” bởi hương vị sữa thơm béo, nhạt thanh, giúp bé dễ dàng làm quen và uống ngon miệng. 

    Đặc biệt, thành phần sữa dê Kabrita là 100% đạm quý A2 dễ hấp thu, không chứa đạm A1 gây rối loạn tiêu hóa và chứa ít αs1-casein, giúp tạo ra mảng sữa mềm nhỏ, trẻ dễ dàng tiêu hóa. Kết hợp bổ sung Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, giúp kích thích sự phát triển của “đội quân” lợi khuẩn trong đường ruột, giảm nguy cơ táo bón và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

    cách cai sữa đêm cho bé

    Hương vị thơm ngon cùng công thức khoa học, dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa của trẻ là lý do mà sữa dê Kabrita được nhiều cha mẹ tin chọn hàng đầu.

    Chưa kể, sản phẩm sở hữu công thức cải tiến đầy ưu việt với tỷ lệ đạm whey:casein được điều chỉnh tối ưu, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Thêm vào đó, sữa dê Kabrita bổ sung chất xơ GOS và Beta - Palmitate giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột khỏi mầm bệnh. Cùng với DHA & ARA hoàn thiện não bộ và 22 loại vitamin - khoáng chất giúp con phát triển thể chất, chiều cao đạt chuẩn.

    >> Hiện nay, sữa dê Kabrita được nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan và phân phối rộng rãi từ website chính hãng; hệ thống siêu thị ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm trên toàn quốc đến sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki. Nhanh tay chọn ngay, cho con kết thân với “người bạn đồng hành” chất lượng từ sớm, mẹ nhé!

     

    Trên đây bài viết đã tổng hợp những cách cai sữa cho bé hiệu quả và khoa học, giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích để hành trình chăm sóc con yêu đầy suôn sẻ. Tốt nhất, mẹ hãy kiên nhẫn từng bước thực hiện để trẻ có thời gian thích nghi dần, tránh vội vàng cai sữa có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con nhé!

    >>> Xem thêm: 

    Chia sẻ bài viết này Share
    Bài viết khác
    • Bài viết trước:
    • Bài viết sau:
    Danh mục