Kabrita Việt Nam

Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Cần nhận biết và xử trí kịp thời

Đăng lúc 10/05/2023
Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Cần nhận biết và xử trí kịp thời

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa non yếu, chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột, trong đó có ngộ độc thực phẩm. Nếu mẹ không phát hiện sớm triệu chứng và can thiệp kịp thời, trẻ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Mẹ hãy đọc bài viết sau để nắm rõ dấu hiệu và xử lý trẻ bị ngộ độc thức ăn đúng cách. 

Ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thức ăn (hay ngộ độc thực phẩm, trúng thực) là tình trạng xảy ra khi ăn phải thực phẩm ôi thiu, nấm mốc, nhiễm khuẩn, có virus gây bệnh hoặc độc tố mạnh. Trong trường hợp trúng thực nhẹ, người bệnh có thể tự phục hồi trở lại sau một vài ngày mà không cần điều trị chuyên khoa. Ngược lại, trong trường hợp ngộ độc nặng với nhiều triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để kiểm tra, theo dõi và điều trị.   

Ngộ độc thực phẩm nếu không xử trí đúng cách, đúng lúc thì chắc chắn để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - đối tượng có hệ tiêu hóa còn non nớt. 

trẻ bị ngộ độc thức ăn

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ngộ độc thực phẩm vì đường ruột còn yếu và miễn dịch chưa hoàn thiện. 

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm xuất hiện sau ăn từ 15 - 30 phút đến 1 - 2 ngày. Cụ thể, những triệu chứng đó là: 

  • Buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Đau bụng, chướng bụng, quặn thắt bụng dữ dội. 
  • Quấy khóc liên tục. 
  • Sốt hơn 38 độ C. 
  • Tiêu chảy nhiều lần, chỉ toàn phân lỏng hoặc nước, có thể lẫn máu. 
  • Khuôn mặt mệt mỏi, nhợt nhạt, tái xanh. 
  • Đau đầu, chóng mặt, choáng váng.
  • Môi khô, mắt trũng, nước tiểu ít và sẫm màu. 

Cách xử trí khi phát hiện trẻ bị ngộ độc thức ăn

Ngay khi phát hiện bé bị ngộ độc, những điều mẹ cần thực hiện là:

Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay

Mẹ nên đưa trẻ bị ngộ độc thức ăn đến trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ xử lý càng sớm càng tốt, tránh làm tình trạng trúng thực biến chuyển trầm trọng hơn, ngăn ngừa mất nước, nhiễm trùng và thậm chí là tử vong. 

Ngừng ngay món ăn nghi ngờ gây ngộ độc

Như mẹ đã biết, dấu hiệu ngộ độc xuất hiện sau ăn khoảng vài giờ nên mẹ dễ dàng phán đoán nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em. Khi đó, mẹ nên ngưng cho trẻ ăn thực phẩm đó ngay lập tức và giữ lại toàn bộ thức ăn thừa để mang đi xét nghiệm (nếu cần).

Chú ý chăm sóc khi trẻ nôn

Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể tự ngồi nên khi bị ngộ độc thức ăn, trẻ sẽ nôn ói ở tư thế nằm. Nếu mẹ không kịp thời ngăn chặn thì dịch nôn của trẻ có thể tràn lên mũi hoặc xuống phổi, gây sặc và khó thở. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng nghiêng đầu trẻ sang một bên và làm sạch chất nôn trong miệng mũi bằng cách hút mũi cũng như quấn gạc ngón tay lau sạch khoang miệng của con.  

Bổ sung điện giải cho bé

Mất nước, mất cân bằng điện giải khiến tình trạng bé bị ngộ độc thức ăn nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ phải tích cực bù nước, bù điện giải cho con bằng nước ấm và oresol. Cần lưu ý rằng chỉ cho con uống từng ngụm nhỏ, từ từ và tránh uống quá nhiều cùng một lúc khiến bé cảm thấy buồn nôn và bị sặc. 

Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ sau ngộ độc thức ăn

Dưới đây là các thắc mắc liên quan đến quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ bị ngộ độc cần được giải đáp ngay: 

Trẻ bị ngộ độc thức ăn bao lâu thì khỏi hẳn?

Nếu mẹ phát hiện biểu hiện ngộ độc thức ăn ở trẻ sớm và xử lý đúng cách thì thông thường, sau khoảng 1 - 5 ngày, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn.

Bé bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm khuyến khích dùng là thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp, bột, rau củ nghiền, canh… để vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa. Sau một vài ngày, cơ thể dần hồi phục, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm trứng, hoa quả chín, rau củ luộc chín, thịt gà, sữa chua, trái cây mềm… nhằm bổ sung lợi khuẩn đường ruộttăng cường đề kháng.  

Trẻ bị ngộ độc thức ăn có nên uống sữa?

Trẻ bị ngộ độc sau khi được sơ cứu, bù nước và bù điện giải xong, mẹ cần cho trẻ ăn uống đủ chất, giúp cơ thể có sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục. Trong đó, sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên mẹ hãy cân nhắc đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ lúc này cực kỳ yếu ớt nên mẹ phải ưu tiên loại sữa dịu nhẹ với tiêu hóa cũng như bổ sung những dưỡng chất tốt cho quá trình hấp thu dưỡng chất của con. 

Sữa dê Kabrita - Giải pháp dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa non nớt

Càng ngày càng nhiều mẹ tin dùng sữa dê công thức Kabrita bởi thành phần chỉ chứa đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và nồng độ as1-casein rất thấp, giúp con tiêu hóa dễ dàng. Hàm lượng OligosaccharideNucleotide cao từ nguồn sữa dê tươi đạt chuẩn Hà Lan cũng góp phần nuôi dưỡng hệ tiêu hóa của trẻ thêm ổn định. Song song đó, các chuyên gia dinh dưỡng Hà Lan cũng điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey:đạm Casein ở mức tối ưu nhằm hạn chế tình trạng hình thành mảng sữa đông gây táo bón, bổ sung chất xơ GOS và Beta-palmitate giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, nâng cao sức khỏe đường ruột để cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm hiệu quả và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

bé bị ngộ độc thức ăn

Sữa dê Kabrita - Thương hiệu sữa dê Số 1 Thế giới cho con hệ tiêu hóa khỏe, ăn uống ngon miệng hơn.

Chưa kể, sữa dê Kabrita còn tạo tiền đề phát triển trí não, tư duy và thị giác mạnh mẽ khi “tiếp thêm” DHA, AA và 22 loại vitamin - khoáng chất. Mẹ yên tâm rằng sữa dê Kabrita không có mùi gây khó uống bởi đã được tách béo cẩn thận. Cùng với đó, sữa không chứa hương liệu, không chứa chất biến đổi gen nên rất an toàn và bổ dưỡng. 

>> Truy cập https://www.kabrita.vn/collections/sua-kabrita để tìm hiểu nhiều thông tin thú vị về sản phẩm và đặt mua hàng chính hãng ngay hôm nay!

 

Đến đây, mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến vấn đề trẻ bị ngộ độc thức ăn. Cùng với đó, mẹ nên cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn, sơ chế và chế biến thực phẩm cho con, nhằm phòng ngừa tác động xấu đến sức khỏe của con, mẹ nhé!

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ