Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Làm cách nào để tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh, nhất là vào thời điểm giao mùa? Nếu mẹ có con nhỏ đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Kabrita tìm hiểu cách tăng miễn dịch cho bé nâng cao sức đề kháng trong bài viết dưới đây nhé!
Vì sao cần tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Sức đề kháng (tức khả năng miễn dịch) là “tấm khiên” bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng gây ra. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ nhận ra sự hiện diện của mầm bệnh và tạo ra các kháng thể để chống lại, vì thế cơ thể hiếm khi nhiễm bệnh. Ngược lại, nếu trẻ có sức đề kháng yếu, cơ thể sẽ rất dễ bị bệnh và mất nhiều thời gian phục hồi hơn.
Chính vì thế, việc hỗ trợ tăng đề kháng cho bé ngay từ sớm là vô cùng cần thiết, nhằm xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm biến chứng về sau.
Dấu hiệu trẻ có sức đề kháng yếu Bố mẹ nên lưu ý và tìm cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ, khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây:
|
Tăng sức đề kháng cho trẻ là điều cần thiết giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của tác nhân có hại bên ngoài.
“Bỏ túi” 11 cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả
Hiểu được vai trò quan trọng của đề kháng, nhiều phụ huynh đều mong muốn tăng sức đề kháng cho trẻ, nhưng không biết làm cách nào hiệu quả mà vẫn an toàn với sức khỏe của con. Tốt nhất, bố mẹ nên kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống với các biện pháp phòng bệnh. Cụ thể:
Trẻ nên bú sữa mẹ để tăng miễn dịch
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng là cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất. Bởi sữa mẹ không chỉ chứa các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển, mà còn dồi dào kháng thể giúp ngăn ngừa dị ứng, hoàn thiện hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại virus, vi khuẩn gây hại.
> Có thể mẹ quan tâm: Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Cho trẻ uống sữa tăng sức đề kháng
Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ sữa công thức. Đây là giải pháp thay thế tối ưu giúp con hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ để tăng trưởng đạt chuẩn, nhưng nên ưu tiên chọn sữa dễ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ.
Gợi ý đến mẹ sản phẩm sữa Kabrita - thương hiệu sữa dê hàng đầu thế giới được đánh giá cao về khả năng cung cấp dưỡng chất giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng. Bởi công thức của Kabrita chứa phong phú hàm lượng Oligosaccharides, Nucleotide, chất xơ GOS và Beta-palmitate hỗ trợ phát triển cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các mầm bệnh. Đồng thời, Kabrita còn bổ sung thêm 22 loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ nâng cao đề kháng, cho bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não, thỏa sức lớn khôn mỗi ngày.
Không chỉ vậy, mẹ hoàn toàn an tâm chọn sữa dê Kabrita cho con uống mà không lo gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Điều này là nhờ sản phẩm được thừa hưởng trọn vẹn những tinh túy của sữa dê, chỉ chứa đạm quý A2 βcasein, không chứa đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp. Nhờ đó, giúp tạo ra mảng sữa mềm và lỏng, cho bé tiêu hóa dễ dàng. Sản phẩm có hương vị thanh nhạt, thơm béo tự nhiên, phù hợp khẩu vị, cho bé uống ngon miệng, hấp thu tốt. Hơn hết, sữa dê Kabrita được nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn Châu Âu. Tham khảo giá và đặt mua sản phẩm Kabrita cho bé TẠI ĐÂY mẹ nhé!
Kabrita tự hào là nguồn dưỡng chất mát dịu từ thiên nhiên phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé, giúp con hấp thu dinh dưỡng tối đa để phát triển khỏe mạnh.
Xây dựng bữa ăn khoa học, bổ sung thực phẩm tăng đề kháng
Một chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường đề kháng. Do đó, đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu ăn dặm, phụ huynh cần đảm bảo thực đơn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: Chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất. Trong đó, mẹ tránh cho con ăn thực phẩm tươi sống, nhiều dầu mỡ, thức ăn đã qua chế biến.
Đồng thời, phụ huynh nên bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm tăng đề kháng cho bé gồm khoai tây, cà chua, tôm, cua, gan động vật… Một số loại trái cây như chuối giàu vitamin B6, chất xơ và kali; cam, quýt với lượng vitamin C dồi dào; nho chứa chất chống oxy hóa cao… có tác động tích cực đến hệ miễn dịch của trẻ.
>>> Bài viết có liên quan: Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi - mẹ cần lưu ý điều gì?
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Đây là một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông lẫn mùa nắng nóng đơn giản mà hiệu quả. Nước sẽ hỗ trợ vận chuyển oxy đến các tế bào, giúp cơ thể của bé đào thải độc tố và tăng sản xuất bạch huyết. Từ đấy, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, ngăn chặn các độc tố tích tụ tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.
Trong đó, việc trẻ em uống lượng nước trong ngày bao nhiêu là đủ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi. Đối với những trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Các mẹ cần cho bé bú đúng số cữ và không cần bổ sung thêm nước. Đối với những bé ở giai đoạn 6 - 12 tháng, mỗi ngày mẹ nên cho bé uống từ 125ml đến 250ml nước. Các bé từ 1 tuổi trở lên có thể uống nước theo nhu cầu của cơ thể, đồng thời con cũng đã biết đòi khi khát nên mẹ chăm sóc dễ hơn.
Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc có tác động tích cực đến sự phát triển não bộ, chiều cao, cân nặng và tăng cường đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, một giấc ngủ ngon còn giúp trẻ có tinh thần thoải mái, vui chơi cả ngày. Vậy trẻ ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ? Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (NSF) khuyến nghị, thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ ở mỗi độ tuổi như sau:
- Từ 0 đến 3 tháng tuổi: 14 - 17 giờ.
- Từ 4 đến 11 tháng tuổi: 12 - 15 giờ.
- Từ 1 đến 2 tuổi: 11 - 14 giờ.
- Từ 3 đến 5 tuổi: 10 - 13 giờ.
- Từ 6 đến 13 tuổi: 9 - 11 giờ.
Để giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng xanh (từ tivi, điện thoại, ipad…), hát hoặc kể chuyện cho con nghe và tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, dễ chịu. Song song, hãy đảm bảo cho bé ăn hoặc bú nhiều hơn vào buổi chiều để không bị thức giấc vào buổi tối vì đói; trước khi đi ngủ cũng không nên cho bé hoạt động quá nhiều có thể khiến bé giật mình, la khóc.
Hình thành cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc là cách tăng sức đề kháng hiệu quả.
> Bài viết có liên quan: Bỏ túi một vài mẹo nhỏ giúp bé ngủ ngon hơn
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc tiêm chủng đầy đủ để phòng chống một số bệnh như viêm gan siêu vi, viêm não, uốn ván, sởi… là cách tăng đề kháng cho bé dưới 1 tuổi được khuyến nghị. Bởi vắc - xin có thể kích thích cơ thể tạo kháng thể hoặc cung cấp kháng thể, từ đó trẻ sẽ miễn dịch với tác nhân gây bệnh ngay từ những năm đầu đời.
Thường xuyên cho trẻ vận động
Khuyến khích con vận động và tập thể thao ít nhất 60 phút mỗi ngày là cách tăng cường hệ miễn dịch cho bé tối ưu, góp phần làm giảm mức độ nghiêm trọng của virus khi tấn công vào cơ thể. Để giúp trẻ cảm thấy vui vẻ hơn khi vận động, phụ huynh nên chọn môn thể thao tăng sức đề kháng phù hợp cho con theo một số gợi ý dưới đây:
- Thể thao sức bền như chạy bộ, bơi lội, trượt patin hỗ trợ trẻ thúc đẩy hệ tim mạch và tiêu hao lượng calo trong cơ thể.
- Thể thao đồng đội như đá bóng, bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền giúp con tăng khả năng phối hợp giữa mắt và tay chân linh hoạt.
- Thể thao võ thuật như karate, judo, tae kwon-do giúp trẻ phản xạ nhanh nhạy và tăng cường phát triển xương, cơ bắp.
- Thể thao kết hợp âm nhạc như khiêu vũ, nhảy, múa bale giúp trẻ làm chủ bản thân về tốc độ và phối hợp thành thạo các bộ phận trên cơ thể.
Bổ sung vitamin tăng đề kháng cho bé
Để con khỏe mạnh và phát triển thể chất tối ưu, bố mẹ cũng cần chú trọng đến việc bổ sung vitamin các loại tăng đề kháng cho bé, bao gồm:
- Vitamin A: Cung cấp đầy đủ vitamin A giúp thúc đẩy hoạt động các tuyến ngoại tiết, tăng khả năng chống chọi lại vi khuẩn và virus xâm nhập.
- Vitamin nhóm B: Đặc biệt là vitamin B6 và B9 có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch của cơ thể.
- Vitamin C: Tăng sức đề kháng cho bé 1 tuổi với vitamin C có tác dụng kích thích các tế bào lympho T và tăng cường hoạt tính của tế bào bạch cầu. Nhờ đó, con khỏe mạnh và ít bị ốm hơn.
- Vitamin E: Đây là loại vitamin tăng đề kháng cho bé có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý chỉ nên bổ sung vitamin cho bé qua thực phẩm như rau xanh, hoa quả, thịt… Việc dùng viên uống hay thực phẩm chức năng chỉ cần thiết khi cơ thể trẻ thiếu hụt trầm trọng và có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bố mẹ cần tìm hiểu và nắm được trong một ngày, trẻ cần bổ sung bao nhiêu mg mỗi loại vitamin. Tránh bổ sung đề kháng cho bé bằng một loại vitamin, về lâu dài có thể làm suy yếu cơ chế tự tổng hợp hay chuyển hóa để tạo thành vitamin đó của cơ thể.
Khi lựa chọn thực phẩm bổ sung vitamin tăng đề kháng cho bé 2 tuổi, mẹ nên tìm mua những loại có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất bảo quản để đảm bảo an toàn sức khỏe của con.
Dùng thuốc tăng đề kháng cho trẻ
Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại thuốc được quảng cáo với tác dụng tăng cường miễn dịch theo các cơ chế rất khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều chưa chứng minh được hiệu quả trên lâm sàng. Mặt khác, bất kỳ chất nào đưa vào cơ thể cũng đều có khả năng gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.
Chính vì thế, phụ huynh không nên tự ý dùng sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé, mà cần sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn thuốc đúng, an toàn và hiệu quả. Trong quá trình sử dụng thuốc tăng đề kháng, bố mẹ nên đọc kỹ thành phần và tuân thủ đúng liều lượng, tránh việc bổ sung chồng chéo gây quá liều khiến trẻ bị ngộ độc và tổn thương gan, thận.
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm, bụi bặm, nhiều khói thuốc lá. Do vậy, nếu vẫn không biết làm cách nào để tăng sức đề kháng cho bé, bạn hãy bắt đầu bằng việc vệ sinh môi trường sống của con.
Theo đó, mẹ nên mở cửa sổ vào ban ngày để đón gió và nắng ấm tự nhiên giúp không gian sống thông thoáng, trong lành, từ đó loại trừ được các mầm bệnh tối đa. Ngoài ra, người lớn tuyệt đối không hút thuốc trong nhà, để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm khói thuốc lá gây hại đến sức đề kháng.
Dạy cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân
Hầu hết trẻ nhỏ thường có xu hướng ngậm tay, ngậm đồ chơi, thích sờ vào nhiều đồ vật… nhưng điều này lại vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công, phát triển và gây bệnh. Do đó, việc dạy trẻ vệ sinh cá nhân là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm, nhất là trước khi con bước vào độ tuổi đi học.
Để trẻ dễ dàng hợp tác với hoạt động vệ sinh cá nhân, bố mẹ nên bắt đầu dạy trẻ từ những thói quen cơ bản như rửa tay, lau miệng và tắm thường xuyên. Tiếp đến, hãy tạo cho trẻ cảm giác rằng việc giữ vệ sinh cá nhân là trải nghiệm vui vẻ, thú vị bằng cách mua kem đánh răng có mùi hương trẻ thích, chọn bàn chải có hình nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh, tạo bọt với xà phòng khi rửa tay hoặc tắm… Ngoài ra, phụ huynh cũng cần tuân thủ đúng những thói quen đã dạy cho con và dành lời khen khi trẻ hoàn thành tốt.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp phụ huynh “bỏ túi” được phương pháp tăng đề kháng cho bé khoa học và hữu hiệu nhất. Theo đó, dinh dưỡng là tiền đề giúp bé xây dựng hàng rào phòng vệ khỏe mạnh, nhất là đối với trẻ nhỏ khi hệ tiêu hóa và miễn dịch còn non nớt. Tốt nhất, bố mẹ nên bổ sung thực phẩm đa dạng kết hợp cho trẻ uống sữa dê Kabrita để cung cấp nguồn dưỡng chất dễ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển ổn định!
> Xem thêm: