Dị ứng thức ăn ở trẻ: Dấu hiệu và cách xử trí kịp thời – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Dị ứng thức ăn ở trẻ: Dấu hiệu và cách xử trí kịp thời

Đăng lúc 05/04/2023
Dị ứng thức ăn ở trẻ: Dấu hiệu và cách xử trí kịp thời

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Trẻ bị dị ứng thức ăn làm cho nhiều phụ huynh lo lắng vì tình trạng này khiến trẻ nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa ngáy trên da và thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Như vậy, nguyên nhân dị ứng thức ăn ở trẻ là gì và cách xử lý như thế nào? Mời bố mẹ tiếp tục tham khảo bài viết sau đây, để có giải đáp chi tiết!

Dị ứng thức ăn ở trẻ là gì?

Đây là hiện tượng hệ miễn dịch của cơ thể trẻ phản ứng với một số hoạt chất (hay còn gọi là dị nguyên) trong thức ăn, gây ra triệu chứng khó chịu cho trẻ.

Số liệu thống kê cho thấy, ước tính 40% trẻ em hiện nay có nguy cơ dị ứng thức ăn. Tỷ lệ này có thể giảm dần theo độ tuổi và phụ thuộc vào môi trường sống, chế độ ăn uống, cũng như thói quen sinh hoạt của từng trẻ. 

trẻ bị dị ứng thức ăn

Tình trạng dị ứng thức ăn khiến cơ thể gặp phải triệu chứng khó chịu, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thức ăn

Nguyên nhân hàng đầu gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ là thành phần protein trong thực phẩm. Theo đó, đây là protein khó phân hủy bởi các men protease và không dễ dàng bị biến tính bởi nhiệt độ. Vì vậy, protein này có thể đi qua lớp màng nhầy tiêu hóa, vào tế bào ruột, thậm chí là vào máu. 

Tại đó, phân tử protein tiếp tục kết hợp với kháng thể IgE, tạo ra liên kết mạnh mẽ phá vỡ cấu trúc của tế bào dưỡng bào, đồng thời giải phóng các chất trung gian hóa học ở nồng độ cao, bao gồm histamin. Histamin được xem là tác nhân gây ra dị ứng với biểu hiện: giãn mạch khiến sung huyết, phù nề, nổi mẩn, nổi ban, nôn mửa, đau bụng, khó thở và sốc phản vệ ở trẻ. 

bé bị dị ứng thức ăn

Tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ xảy ra khi hệ thống miễn dịch cho rằng protein trong thực phẩm là có hại với cơ thể. 

Phụ huynh có thể chú ý đến hải sản, trứng, các loại đậu, lúa mì, ngô, yến mạch chính là nhóm thực phẩm có nhiều dị nguyên, dễ gây ra tình trạng dị ứng cho trẻ. Ngoài ra, còn có thực phẩm thông thường như cà chua, dưa leo; các loại gia vị như bột ngọt, mù tạt và phổ biến nhất trong các loại thức ăn chính là sữa bò. 

Ở giai đoạn đầu đời, do hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu ớt nên khi tiếp xúc với sữa bò (chứa hàm lượng protein cao), dễ làm cho cơ thể “phản ứng”, cho rằng đây là thành phần có hại và từ đó, tăng sản xuất IgE để giải phóng histamin, dẫn đến hàng loạt triệu chứng khó chịu ở trẻ. 

Đặc biệt là khi trẻ dị ứng đạm sữa bò thì còn dị ứng chéo với đạm sữa của các động vật khác như dê, cừu. Vì thế, mẹ tuyệt đối không tự ý cho con sử dụng các loại sữa này khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài yếu tố dị nguyên thì một số trường hợp, trẻ dị ứng với đồ ăn là do di truyền. Cụ thể, dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, có thể xác định được nguy cơ dị ứng của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ví dụ nếu cả bố và mẹ đều dị ứng thì tỷ lệ trẻ dị ứng thức ăn là 50% - 80%. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ dị ứng thì khoảng 20% - 40% trẻ gặp phải tình trạng này và kể cả khi bố mẹ không dị ứng thì vẫn có 5% - 15% trường hợp bé bị dị ứng thức ăn. 

Bên cạnh đó, đối với các bé có bệnh hen suyễn, viêm da cơ địa, mề đay hoặc viêm mũi dị ứng thì nguy cơ mắc phải dị ứng thức ăn cao hơn so với các bé bình thường khác. 

Dấu hiệu trẻ dị ứng thức ăn

Tình trạng dị ứng đồ ăn ở trẻ có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn, thông qua một số biểu hiện dưới đây: 

  • Da, niêm mạc: Da bị nổi mề đay, nổi ban, nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng, phù nề tại nhiều vị trí như lưỡi, mắt, tai hoặc thậm chí là toàn thân. 
  • Hô hấp: Chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, thở khò khè và khó thở. 
  • Tim mạch: Mạch của trẻ đập nhanh, hạ huyết áp. 
  • Tiêu hóa: Trẻ bị đau bụng nôn trớ và đi ngoài phân lỏng (tiêu chảy) liên tục. 
  • Triệu chứng khác: Trẻ biếng ăn, bú kém, ngủ không ngon và giảm khả năng tập trung. 

dị ứng thức ăn ở trẻ

Triệu chứng ở đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè chính là cách nhận biết trẻ bị dị ứng thức ăn. 

Nhiều trường hợp, dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ em không xuất hiện ngay. Thay vào đó là xảy ra vài ngày sau khi ăn, cụ thể:

  • Viêm mũi dị ứng.
  • Viêm xoang. 
  • Viêm da.
  • Ho dai dẳng.
  • Táo bón.
  • Đau bụng. 
  • Ngứa hầu họng. 
  • Co thắt phế quản
  • Phù thanh môn. 
  • Sốc dị ứng.

Có thể thấy, triệu chứng dị ứng đồ ăn ở trẻ vô cùng phức tạp, đa dạng và biểu hiện ở nhiều cơ quan. Phụ huynh nên nắm rõ mỗi triệu chứng có mức độ như thế nào, liệu có nghiêm trọng không (ví dụ như tiêu chảy liên tục, khó thở đến tím tái toàn thân, sốc phản vệ dữ dội) để khẩn trương đưa trẻ đi cấp cứu và xử trí nhanh chóng, tránh nguy hiểm đến tính mạng của con. 

Mẹ cần làm gì khi nghi ngờ bé bị dị ứng thức ăn?

Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị dị ứng thức ăn bao lâu thì khỏi? Thông thường, phản ứng dị ứng có thể biến mất sau 2 - 3 ngày nếu được điều trị sớm và đúng cách. Do đó, lời khuyên là ngay khi phát hiện trẻ em hoặc trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tại đây, ngoài thăm khám thì bác sĩ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm quan trọng như xét nghiệm máu, test dị nguyên trên da để đánh giá trẻ liệu có dị ứng đồ ăn hay không. Nếu có, phác đồ chữa trị được chỉ định tiến hành sau đó với 2 biện pháp chủ yếu:

  • Loại trừ thực phẩm gây ra dị ứng khỏi chế độ ăn của trẻ: Đây cũng là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu giúp giảm bớt mức độ và ngăn ngừa sự tái xuất hiện của tình trạng dị ứng. 
  • Sử dụng thuốc điều trị thích hợp cho tình trạng dị ứng: Phụ huynh KHÔNG ĐƯỢC tự ý mua thuốc dị ứng cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì điều này khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, nguy hại cho sức khỏe của trẻ. 

trẻ bị dị ứng thức ăn bao lâu thì khỏi

Phụ huynh nên đưa con đi khám sớm để bác sĩ nhanh chóng áp dụng cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn. 

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ em

Nhìn chung, cách chữa trẻ bị dị ứng thức ăn hiện nay chủ yếu tập trung vào thuyên giảm triệu chứng, chưa thể điều trị tận gốc. Do đó, chủ động phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện, bố mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Để tránh trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Lý do là sữa mẹ chứa nhiều protein dạng lỏng hòa tan, phù hợp với khả năng hấp thu và tiêu hóa của trẻ. Đồng thời, sữa mẹ có vô vàn kháng thể như tế bào bạch cầu, globulin miễn dịch (IgA, IgG, IgM) và HMO giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, qua đó bảo vệ cơ thể tối đa trước các loại dị nguyên gây dị ứng, nhiễm trùng.

>> Xem thêm: Khám phá thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ

Đối với trẻ đang ăn dặm

Do trẻ em có đường ruột non nớt, chưa hoàn thiện nên khi lựa chọn thực phẩm, mẹ cần đảm bảo yếu tố sạch và an toàn. Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều gia vị nhân tạo hoặc thực phẩm không có nguồn gốc - xuất xứ. 

Khi trẻ được xác định dị ứng với hải sản, sữa bò, trứng, các loại hạt, dưa leo hoặc cà chua, phụ huynh không nên cung cấp các loại thực phẩm này trong bữa ăn của con. Thay vào đó, hãy bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung với thức ăn ít gây ra dị ứng như gạo, các loại rau củ quả và trong trường hợp cần thiết, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tìm ra thực đơn thích hợp với trẻ

Đối với trẻ lớn hơn đi học mẫu giáo

Bố mẹ nên trao đổi với giáo viên ở trường về thực đơn dinh dưỡng của con, tránh thức ăn gây ra dị ứng là biện pháp tốt nhất đối với trẻ. 

Chăm sóc hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho trẻ 

Như đã đề cập, giai đoạn đầu đời do hệ tiêu hóa, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng là điều không thể tránh. 

Mặc dù vậy, mẹ vẫn có thể chăm sóc đường ruột và hệ thống miễn dịch của con khỏe hơn, không chỉ bằng chế độ ăn uống phù hợp, mà còn qua việc bổ sung thêm sữa. Trong đó, dòng sữa có công thức mát dịu từ thiên nhiên, cho trẻ tiêu hóa khỏe và đề kháng tốt như sữa dê Kabrita chính là lựa chọn phù hợp.

Sản phẩm đã kế thừa công thức độc đáo, ưu việt từ sữa dê nguyên bản, chứa 100% đạm quý A2 ß-casein, không có đạm A1 ß-casein (tác nhân gây dị ứng thức ăn) và có nồng độ αs1-casein thấp, tạo ra mảng sữa mềm và lỏng hơn, cho trẻ hấp thu nhanh, ngăn ngừa tối đa rối loạn tiêu hóa

Sữa dê Kabrita còn có hàng loạt dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe đường ruột như chất xơ GOS, Beta - Palmitate, Oligosaccharides, Nucleotides. Đặc biệt là tỷ lệ đạm Whey: Casein cũng được điều chỉnh tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông và êm dịu với tiêu hóa, giúp trẻ tránh tình trạng khó chịu như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón

dị ứng thức ăn ở trẻ em

Từ ngày cho con uống sữa dê Kabrita, mẹ an tâm hơn khi trẻ không còn biểu hiện dị ứng, ngược lại tiêu hóa khỏe hơn, hấp thu tốt và tăng cân đều đặn. 

Chưa dừng lại ở đó, sữa dê Kabrita với 22 loại vitamin - khoáng chất khác nhau, mang lại cơ chế miễn dịch toàn diện. Khi hệ thống miễn dịch được nâng cao, điều này giúp cơ thể chống lại yếu tố dị nguyên trong thực phẩm, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn và tạo điều kiện cho con được phát triển khỏe mạnh. 

Ngoài công thức giàu dinh dưỡng từ thiên nhiên, sữa dê Kabrita còn có vị sữa mát, dịu nhẹ, dễ uống và hoàn toàn không có đường phụ gia, gluten, hương liệu kích thích đường ruột của trẻ. Vì vậy, mẹ có thể an tâm cho con uống mỗi ngày để bắt kịp đà tăng trưởng ổn định. Hiện tại, sữa dê Kabrita cũng được chia thành 3 dòng sản phẩm chính, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở từng độ tuổi. Bố mẹ hãy truy cập TẠI ĐÂY để nắm rõ mức giá và mua hàng ngay nhé!

Hy vọng thông tin từ bài viết trên đây giúp phụ huynh hiểu hơn về tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ. Nhìn chung, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn, bố mẹ nên đưa con đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán và đề xuất cách xử lý kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. 

Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, phụ huynh cũng phải xây dựng chế độ ăn phù hợp với con, loại bỏ thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng; đồng thời giữ cho nhà cửa sạch sẽ, không có khói thuốc lá để tránh tình trạng dị ứng ở trẻ nghiêm trọng hơn. 

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục