Trẻ sơ sinh bị sặc sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Đăng lúc 11/05/2023
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Hiện tượng sặc sữa ở trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Dù vậy nhưng hiện nay vẫn có không ít phụ huynh chưa nắm rõ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, cũng như không biết nguyên nhân gây nên tình trạng này để phòng ngừa hiệu quả. Đừng lo, qua bài viết dưới đây, Kabrita sẽ giải thích rõ hơn về tình trạng bé thường bị sặc sữa nhé!

Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không?

Hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng các chất từ dạ dày bị đẩy lên phế quản hoặc khí quản, từ đó tràn ra đường miệng hoặc mũi. Các chất này thông thường là sữa, nước bọt màu trắng và các cặn đông vón cục. Trường hợp trẻ bị ọc sữa có lẫn màu vàng, thì đây có thể là dịch mật.

Trong một số trường hợp, khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, các chất này có thể tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được khắc phục kịp thời.

trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không

Sặc sữa rất nguy hiểm, bố mẹ nên có cách xử lý càng nhanh càng tốt.

Nhận biết dấu hiệu bé bị sặc sữa

Khi cho con bú, mẹ không nên lơ là mà phải chú ý quan sát trẻ. Nếu thấy con có những dấu hiệu sau đây, nghĩa là con đang bị sặc sữa:

  • Trẻ đang bú hoặc vừa bú xong thì đột ngột ho một cách sặc sụa, mặt mũi tím tái.
  • Sữa đã nuốt bị trào ra ngoài qua đường mũi, miệng.
  • Trẻ có biểu hiện hốt hoảng, da tái xanh.
  • Cơ thể trẻ đột ngột bị mềm nhũn hoặc co cứng.
  • Trường hợp trẻ bị sặc sữa nặng, trẻ có thể bị ngưng tim hoặc tử vong rất nguy hiểm.

Thông thường, tình trạng sặc sữa xảy ra là do mẹ cho bé bú sai tư thế, bú quá nhiều sữa hoặc hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Trường hợp trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa, thì khả năng cao trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày, thực quản.

Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị sặc sữa khi bú:

  • Dạ dày chưa phát triển hoàn thiện: Vào giai đoạn này, dạ dày của trẻ sẽ nằm dọc, cơ vòng thực quản dưới không siết chặt và tâm vị hở, do đó sữa rất dễ bị trào ngược lên nếu bú sai tư thế.
  • Thói quen vừa ngủ vừa bú của bé: Trong lúc ngủ, miệng trẻ vẫn ngậm, núm vú vẫn tiết sữa nhưng trẻ không hề nuốt. Lúc này, nếu vô tình thở mạnh sẽ khiến sữa chảy vào khí quản, tràn qua mũi gây sặc sữa.
  • Trẻ không tập trung khi bú: Trẻ sơ sinh 3 - 4 tháng đã dần phát triển thính giác. Vậy nên nếu trong lúc cho trẻ bú mà bố mẹ trò chuyện hoặc không gian xung quanh ồn ào sẽ khiến con quên việc nuốt sữa, gia tăng nguy cơ bị sặc sữa.
  • Tốc độ sữa chảy ra quá nhanh: Tình trạng sữa mẹ quá nhiều nhưng bé không nuốt kịp cũng là nguyên nhân khiến bé bị sặc sữa. Còn nếu bé bú bình, kích thước núm vú không phù hợp, hoặc độ nghiêng của bình khi cầm không hợp lý cũng khiến sữa chảy quá nhanh làm bé bị sặc.

trẻ sơ sinh thường xuyên bị sặc sữa

Độ nghiêng của bình hoặc núm vú không phù hợp cũng khiến trẻ bị sặc sữa, mẹ cần lưu ý nhé!

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Khi bé bị sặc sữa, bố mẹ nên thực hiện những điều dưới đây:

  • Ngừng cho bé bú ngay lập tức.
  • Giữ bé đứng khoảng vài giây, đồng thời lấy tay đỡ đầu và cổ của bé để bé không ngửa người ra sau.
  • Vỗ lưng cho bé.

Cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Khi thấy con có hiện tượng bị sặc sữa, bố mẹ không nên hoảng loạn, mà hãy ứng dụng các bước sơ cứu như hướng dẫn sau:

Bước 1: Đỡ trẻ ngồi dậy

Nếu con bị sặc trong tình trạng đang nằm, mẹ hãy đỡ con ngồi dậy ngay để sữa chảy xuống dạ dày, tránh tình trạng tiếp tục bị trào ngược lên trên. Lúc này, nếu thấy con đã có thể tự ho lớn thì nghĩa là trẻ chỉ bị ọc sữa nhẹ, cơ thể sẽ tự có phản xạ tống sữa sặc ra ngoài. Vậy nên bố mẹ đã có thể yên tâm và không cần làm các bước tiếp theo.

Bước 2: Hút sữa

Nếu sau khi đỡ bé ngồi dậy, con chưa thể ho, đồng thời có biểu hiện khó thở và không nôn ra sữa thì mẹ có thể dùng miệng của mình để hút sữa thông qua mũi và miệng bé. Điều quan trọng lúc này là mẹ cần thực hiện động tác hút càng nhanh càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu thấy con đã thở bình thường, khóc to, nghĩa là đã thành công.

Bước 3: Vỗ lưng

Tiếp tục thực hiện bước 3 nếu cách xử lý trẻ bị sặc sữa ở bước 2 chưa mang lại hiệu quả. Với cách này, mẹ để trẻ nằm úp trên cánh tay sao cho đầu thấp hơn mông, sau đó khum bàn tay kia vỗ đều với lực đủ mạnh vào vùng lưng giữa 2 bả vai của trẻ cho đến khi trẻ ọc hết sữa ra ngoài.

Bước 4: Ấn ngực

Để thực hiện kỹ thuật này, mẹ đặt bé nằm ngửa, sau đó dùng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) ấn vào phần xương ức liên tục 5 lần để đẩy không khí ra khỏi phổi. Lưu ý, vì xương của trẻ sơ sinh còn mềm, khi thực hiện sơ cứu ba mẹ nên cẩn thận để không ảnh hưởng đến lồng ngực của con.  

sặc sữa có nguy hiểm không

Thực hiện ấn ngực để trẻ khỏi bị ọc sữa.

Bước 5: Đưa trẻ đi cấp cứu

Nếu đã áp dụng 4 cách trên nhưng vẫn không hiệu quả, thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

Cách chống sặc sữa cho trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa rất khó tránh khỏi. Để phòng ngừa tình trạng này, bố mẹ nên áp dụng những cách chống sặc sữa cho trẻ như dưới đây:

  • Không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ.
  • Hãy để trẻ tập trung vào việc bú, không nên đùa giỡn hay trò chuyện khi bé đang bú để hạn chế sặc.
  • Nếu con ho hoặc khóc, mẹ nên ngừng cho trẻ bú ngay lập tức để sữa không chảy xuống miệng.
  • Trường hợp sữa chảy quá nhiều nhưng trẻ chưa kịp nuốt, mẹ có thể điều tiết lượng sữa cho trẻ bú bằng cách dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú để ngăn sữa chảy ra ngoài.
  • Không nên cho trẻ bú quá nhiều, chỉ cho bé sơ sinh bú lượng sữa phù hợp để hạn chế việc con quá no dẫn đến ọc sữa.
  • Nên để bé bú ở tư thế cao đầu, thoải mái, đồng thời đỡ đầu trẻ để con không bị gập hoặc ngửa cổ ra sau.
  • Cho bé bú từ từ, không vội vàng hay thúc ép con bú.
  • Để trẻ bú bình không bị sặc, mẹ nên chọn núm vú cao su có kích thước phù hợp, phần lỗ không đục quá rộng, tốt nhất là chỉ gấp đôi đầu kim băng.
  • Nếu trẻ uống sữa bằng thìa, mẹ nên đổ từ từ, khi thấy con nuốt hết hoàn toàn mới đổ thìa khác để hạn chế tình trạng sữa tràn lên mũi.

Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây, Kabrita sẽ giải đáp các thắc mắc xoay quanh việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa để các mẹ tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa có sao không?

Ọc sữa là tình trạng rất nguy hiểm cần được sơ cứu và xử lý ngay. Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị sặc sữa mà không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể bị viêm tai giữa, viêm hô hấp trên, rối loạn tiêu hóa lâu dài có thể khiến trẻ bị hấp thu kém, suy dinh dưỡng.

Cách xử trí trẻ sặc sữa vào mắt như thế nào?

Khi ho và nôn vì sặc sữa, nếu sữa vô tình chảy vào mắt, mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt bé ngay. Nếu sữa sạch, không bị nhiễm khuẩn và được vệ sinh mắt kịp thời thì sữa dính vào mắt không ảnh hưởng đến thị lực của con.

Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa. Qua đó, hy vọng bố mẹ đã có thể “bỏ túi” thật nhiều kinh nghiệm để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé yêu.

Có thể thấy, những vấn đề của con nhỏ trong những năm đầu đời luôn được ba mẹ quan tâm, nhất là những người lần đầu làm bố mẹ. Do đó, bên cạnh cách xử lý khi con bị sặc sữa, thì làm thế nào để con phát triển đều và ổn định cũng là điều khiến bố mẹ quan tâm.

Bố mẹ có biết, tiêu hóa khỏe chính là nền tảng vững vàng để con hấp thu tốt và phát triển ổn định. Do đó bên cạnh bú mẹ, nhiều phụ huynh hiện đại cũng đã chọn cách cho con bú thêm sữa dê công thức Kabrita để nâng niu hệ tiêu hóa của con.

Sữa dê Kabrita sở hữu 100% đạm quý A2, không chứa đạm A1 khó tiêu hóa, cùng hàm lượng αs1 casein cực thấp, góp phần tạo ra các mảng sữa đông mềm, cho con hấp thu nhanh, hạn chế tình trạng ọc sữa hay khó tiêu.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa OligosaccharidesNucleotide, có khả năng nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, chống lại các mầm bệnh gây hại, từ đó con ít ốm vặt và phát triển tốt hơn. Chưa kể, hàm lượng chất xơ GOS, β-palmitate, 22 loại vitamin và khoáng chất trong sản phẩm cũng kích thích lợi khuẩn phát triển, cải thiện thành phần vi sinh vật giúp con tiêu hóa dễ dàng, tăng cường sức khỏe đường ruột, phát triển vững vàng về thể chất lẫn trí não.

Đặc biệt, sữa dê Kabrita có hương vị thanh nhạt, bé sơ sinh nào cũng thích mê. Mẹ có thể an tâm vì mỗi sản phẩm Kabrita khi có mặt trên thị trường đều đã trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt, không chứa chất bảo quản hay nguyên liệu biến đổi gen, cực kỳ an toàn cho sức khỏe con yêu.

sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Nguồn sữa dê Kabrita được lấy từ các chú dê Saanen trắng và sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ tân tiến đạt chuẩn châu Âu.

Hiện sản phẩm đã được bán chính hãng tại ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm, Babymall & Care, BebéCare, các trang thương mại điện tử (Tiki, Lazada), hoặc mẹ có thể truy cập website để đặt mua online và giao hàng tận nơi, cam kết chất lượng 100%.

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục