Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Đạm là một trong những vi chất cần thiết đối với sự phát triển về thể chất và trí não, đặc biệt là ở trẻ em. Hiểu được điều này, bài viết hôm nay của Kabrita sẽ hướng dẫn các phụ huynh cách bổ sung đạm cho bé chuẩn xác, phù hợp với từng độ tuổi phát triển. Cùng theo dõi nhé!
Cách tính lượng đạm cho bé
Để có hướng bổ sung thích hợp, trước tiên, phụ huynh cần nắm rõ vai trò và nhu cầu đạm của trẻ bao nhiêu là đủ.
Theo đó, đạm (protein) là chất dinh dưỡng quan trọng giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng, góp phần hình thành cơ bắp, kích thích sự thèm ăn… Nhờ vậy, trẻ được bổ sung đạm có khả năng bắt kịp đà tăng trưởng hơn, tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Ngoài ra, chất đạm còn là thành phần cấu tạo nên các kháng thể, duy trì chức năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi nhu cầu đạm của trẻ lại khác nhau. Do đó, trong quá trình tìm hiểu cách bổ sung đạm cho bé, mẹ chú ý điều chỉnh hàm lượng đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con:
- Trẻ từ 0 - 5 tháng: 11g/ngày.
- Trẻ từ 6 - 8 tháng: 18g/ngày.
- Trẻ từ 9 - 11 tháng: 20g/ngày.
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi: 19 - 20g/ngày.
- Trẻ từ 3 - 5 tuổi: 25g/ngày.
- Trẻ từ 6 - 7 tuổi: 32 - 33g/ngày.
- Trẻ từ 8 - 9 tuổi: 40g/ngày.
- Trẻ từ 10 - 11 tuổi: 48 - 50g/ngày.
- Trẻ từ 12 - 14 tuổi: 60 - 65g/ngày.
Trong đó, để nâng cao vai trò của chất đạm, bữa ăn cho bé cần đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa đạm động vật và thực vật (khoảng 50 - 70% đạm động vật). Lưu ý, lượng đạm không tương đương với lượng thịt trong khẩu phần. Chẳng hạn, trong 20 - 30g thịt (cá, lợn, gà, bò) chưa qua chế biến không đồng nghĩa với 30g chất đạm mà chỉ chứa từ 4 - 6g đạm thiết yếu.
Sự phối hợp hài hòa giữa đạm động vật và đạm thực vật đóng vai trò quan trọng nuôi dưỡng cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh.
Khi nào cần bổ sung chất đạm cho trẻ?
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, song để tránh bổ sung đạm cho bé quá nhiều gây hại đến gan, thận… mẹ chỉ nên tăng cường đạm trong những trường hợp sau:
- Trẻ có dấu hiệu thiếu đạm: chậm phát triển, thấp còi, biếng ăn, bỏ bú, sức đề kháng kém nên thường bị ốm vặt…
- Trẻ sinh non, trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ cao bị thiếu chất đạm.
- Trẻ kén ăn, thường có xu hướng không thích ăn thịt và những dòng thực phẩm giàu protein.
Tổng hợp cách bổ sung đạm cho bé phổ biến hiện nay
Các bậc phụ huynh muốn bổ sung protein cho trẻ có thể tham khảo những cách dưới đây:
Lựa chọn thực phẩm giàu đạm cho bé
Để con mau ăn chóng lớn và phát triển toàn diện, bố mẹ có thể luân phiên bổ sung đạm cho bé từ các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Cụ thể:
- Đạm động vật:
- Ưu tiên sữa, cá, hải sản, trứng, thịt gia cầm… bởi không chỉ chứa đạm dồi dào mà còn có lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ.
- Hạn chế đạm từ thịt đỏ như bò, heo, cừu… bởi chúng chứa nhiều calo, chất béo bão hòa, purine có thể khiến trẻ bị tăng cân, nguy cơ mắc bệnh gút và viêm khớp.
- Đạm thực vật:
- Các loại đậu như đậu đỗ, đậu tương, đậu lăng, vừng… vừa bổ sung lượng đạm cần thiết, vừa cung cấp vitamin A, vitamin C, E, K giúp hoàn thiện thị giác, tăng độ nhạy bén và khả năng tư duy của trẻ.
- Đậu phụ là một trong những thực phẩm giàu đạm cho bé, hỗ trợ cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Ngũ cốc không chỉ dồi dào chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cúa trẻ, mà còn chứa protein đáp ứng nhu cầu bổ sung đạm cho bé hàng ngày.
- Bơ thực vật, nhất là bơ đậu phộng được khuyến khích tập cho trẻ ăn từ sớm để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng đậu phộng.
Dùng thuốc bổ sung đạm cho bé
Trường hợp trẻ khỏe mạnh, đủ cân, nhưng bố mẹ nghi ngờ chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất đạm thì có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn bổ sung thuốc cho bé. Dựa trên các triệu chứng và xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về hàm lượng và cách sử dụng thuốc bổ sung đạm cho trẻ an toàn.
Bố mẹ chỉ nên dùng thuốc bổ sung đạm cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ.
Dùng bột protein cho bé
Bên cạnh 2 cách bổ sung đạm cho bé kể trên, bột protein cũng được sử dụng để tăng cường hàm lượng đạm. Tuy nhiên, phụ huynh nên cân nhắc khi cho bé uống bột protein. Bởi loại bột này không được quản lý bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA); và có thể chứa nhiều lượng protein vượt quá mức khuyến nghị, hay sử dụng đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo… Một số nghiên cứu cũng cho biết, bột protein có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như đầy hơi, tiêu chảy, thậm chí là khiến trẻ chậm tăng trưởng.
Tóm lại, có nhiều cách khác nhau để bổ sung đạm cho trẻ, nhưng phương pháp hiệu quả và an toàn nhất vẫn là từ thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là từ sữa. Đây là nguồn bổ sung đạm tiện lợi được nhiều mẹ thông thái chia sẻ, song cần lựa chọn dòng sữa công thức khoa học, bảng thành phần tự nhiên dịu nhẹ để giúp trẻ dễ dàng hấp thu và tiêu hóa tốt.
Sữa dê Kabrita - Nguồn cung cấp đạm dễ tiêu hóa cho bé Khác với các sản phẩm sữa bò thông thường chứa lượng đạm khó tiêu, dễ gây nguy cơ mẫn cảm cho bé, sữa dê Kabrita được hàng triệu bà mẹ trên thế giới đánh giá cao là nguồn sữa mát lành, giàu dưỡng chất và dịu nhẹ với hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi bên cạnh thừa hưởng trọn vẹn những dưỡng chất quý giá vốn có trong sữa dê, Kabrita còn cải tiến công thức ưu việt, bổ sung nhiều thành phần vượt trội:
Không chỉ êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa dê Kabrita còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác giúp bé vừa khỏe bụng, vừa phát triển vượt trội. |
Sữa dê Kabrita hiện đang được phân phối độc quyền bởi Công ty New Retail CPG. Bố mẹ có thể tìm mua sữa tại website https://www.kabrita.vn, liên hệ qua Tổng đài 1900 3454, hoặc mua hàng tại hệ thống siêu thị ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bebubam, Babymall & Care... trên toàn quốc, hoặc các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki nhé!
>> Các bài viết liên quan: