Kabrita Việt Nam

Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân và cách khắc phục

Đăng lúc 07/03/2023
Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Sự phát triển của trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng là một quá trình suôn sẻ. Nhất là đối với cân nặng, đôi khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân hoặc không tăng cân tạm thời trong một thời gian. Lúc này, thay vì quá lo lắng thì cha mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ có thể chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục phù hợp, giúp trẻ được tăng cân đều đặn. 

Chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh là gì?

Sau khi chào đời hai tuần, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm đi nhưng một vài tháng tiếp theo, cân nặng nhanh chóng trở lại như cũ và tăng đều đặn trong suốt thời gian bú mẹ. Cụ thể là trẻ tăng ít nhất 30gr/ngày trong 3 tháng đầu tiên. Đến 3 tháng tiếp theo, mỗi ngày trẻ sơ sinh nặng thêm ít nhất 20 gr. Điều này cho thấy tốc độ phát triển của trẻ là bình thường, không có gì đáng lo ngại. 

Tuy nhiên, nếu trẻ không tăng lại số cân nặng cũ trong vòng 7 - 14 ngày sau sinh. Hoặc, có tăng nhưng tăng thấp hơn so với chỉ số quy định trong nhiều tháng thì đây chính là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Tình trạng này kéo dài làm cho trẻ phát triển còi cọc, đề kháng yếu và dễ bị mắc bệnh. Vì thế, cha mẹ phải có biện pháp can thiệp sớm nhất. 

trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Chậm tăng cân là tình trạng trẻ ít hoặc không tăng cân trong nhiều tháng liền, thậm chí còi cọc hơn nhiều so với các bạn cùng tuổi. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không?

Không phải lúc nào chậm tăng cân cũng là một vấn đề nguy hiểm. Nếu như trẻ gặp phải tình trạng này, mà vẫn phát triển khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu cân nặng của trẻ ngày càng giảm đi mất kiểm soát, đi kèm một số dấu hiệu như còi cọc, suy dinh dưỡng, yếu cơ hoặc yếu xương thì lúc này, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay. 

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho trẻ và đặt câu hỏi cho phụ huynh, để đánh giá tình trạng hiện tại. Nếu trẻ chậm tăng cân nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn thì tình trạng phát triển của con đang ổn. Ngược lại, khi trẻ chậm tăng trưởng so với tốc độ chung thì bác sĩ có thể chẩn đoán trẻ mắc chứng “không tăng cân”. Cụ thể chẩn đoán này dựa vào một số tiêu chí nhất định sau: 

  • Cân nặng của trẻ giảm xuống dưới phần trăm thứ 5 trên biểu đồ tăng trưởng.
  • Cân nặng thấp hơn 20% trọng lượng lý tưởng. 
  • Cân nặng giảm 2% trở lên so với mức tăng trưởng trong lần kiểm tra trước đó. 

Ngoài ra, bác sĩ còn thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và theo dõi lượng calo của trẻ để xác định nguyên nhân. Cũng như bác sĩ đã nhận định, tình trạng chậm tăng cân có thể xảy ra đối với mọi đứa trẻ. Điều cần thiết là phụ huynh tìm ra lý do tại sao để có biện pháp khắc phục kịp thời, giúp con sớm tăng cân trở lại.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Tình trạng không tăng cân ở trẻ có thể là do 5 nguyên nhân sau đây:

Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất

Khi chế độ ăn uống mỗi ngày thiếu hụt vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, D, kẽm, kali, sắt hoặc canxi, điều này có thể khiến trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và còi cọc hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Ở giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tấn công, gây ra rối loạn tiêu hóa, đồng thời làm cho trẻ hấp thu kém, dẫn đến khó tăng cân. 

Đối với trẻ uống sữa công thức, rối loạn tiêu hóa còn gây ra bởi A1 βcasein. Đây là một loại đạm khó tiêu (thường gặp ở sữa bò), khi dung nạp vào cơ thể của trẻ sẽ tạo ra nhiều mảng sữa đông, khiến trẻ dễ gặp phải táo bón, chướng bụng, nôn trớ hoặc tiêu chảy

trẻ chậm tăng cân

Rối loạn tiêu hóa không chỉ khiến trẻ khó chịu, biếng ăn mà còn dẫn đến hấp thu kém, từ đó gây ra chậm tăng cân ở trẻ. 

Trẻ biếng bú

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với mùi. Do đó, khi sữa mẹ hoặc sữa công thức có mùi vị không phù hợp sẽ khiến trẻ lười bú, dẫn đến chậm tăng cân. Ngoài ra, nhiều trẻ không muốn bú sữa vì gặp phải tình trạng khó chịu như mọc răng, tưa miệng hoặc nghẹt mũi. Cha mẹ nên chú ý điều này để sớm có biện pháp xử lý, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, từ đó chịu bú sữa nhiều hơn. 

Mẹ ít sữa

Một số trẻ sơ sinh bú mẹ chậm tăng cân là do mẹ quá ít sữa, không có nguồn sữa dồi dào. Mặt khác, khi trẻ ngậm ti mẹ không đúng cách thì đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không thể uống đủ sữa, dẫn đến cân nặng kém phát triển. 

>>> Có thể mẹ quan tâm: Dấu hiệu mẹ ít sữa sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các nguyên nhân khác

Phụ huynh có thể tham khảo một số nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân khác, bao gồm: 

  • Sứt môi hoặc vòm miệng làm cho quá trình bú sữa khó khăn, trẻ không hấp thu được nhiều và từ đó, dễ bị chậm tăng cân. 
  • Các thói quen xấu như cho trẻ tắm sau khi bú, cho trẻ uống nước trước khi ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân, còi cọc. 
  • Ăn dặm quá sớm làm cho dạ dày bị tổn thương, khó hấp thu dưỡng chất và gây ra chậm tăng cân ở trẻ. 
  • Sinh non khiến cơ thể của trẻ phải sử dụng calo nhiều hơn bình thường, nhằm duy trì một số hoạt động. Vì vậy, so với trẻ sinh đủ tháng, trẻ sinh non có khuynh hướng tăng cân kém hơn. 
  • Một số trường hợp trẻ sơ sinh không tăng cân liên quan đến vấn đề ở phổi, hệ thần kinh, bệnh tim, thiếu máu, bất dung nạp lactose, dị ứng sữa, rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết. 

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh tăng cân chậm

Nếu trẻ sơ sinh tăng cân quá ít hoặc thậm chí không tăng cân, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Sau quá trình chẩn đoán tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ đề xuất một số biện pháp giúp trẻ cải thiện cân nặng: 

Bổ sung vitamin - khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ

Một số vi chất như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B có ảnh hưởng tích cực đến cân nặng của trẻ. Cụ thể, các dưỡng chất này không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng, nhờ đó phát triển thể chất tốt hơn. 

Cha mẹ có thể bổ sung nhóm vi chất trên đây thông qua chế độ ăn uống hằng ngày hoặc các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, cần lưu ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, bổ sung ở hàm lượng vừa phải và không kết hợp nhiều loại cùng lúc để tránh nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Massage cho trẻ sơ sinh

Massage thường xuyên có tác dụng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ trẻ sơ sinh tiêu hóa tốt, qua đó ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thực hiện động tác massage phù hợp giúp tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. Khi ấy, trẻ ăn uống ngon miệng thì cân nặng cũng được cải thiện, tránh nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi.

Khuyến khích con vận động

Khi trẻ sơ sinh phát triển kỹ năng vận động như trườn, bò hoặc đi lại trong nhà, cha mẹ nên khuyến khích con thực hiện nhiều hơn. Bởi, càng vận động thì càng tiêu hao năng lượng, giúp trẻ cảm thấy nhanh đói và nhờ vậy trong bữa ăn, trẻ có thể ăn khỏe để tăng cân tốt hơn. 

trẻ sơ sinh không tăng cân

Mẹ nên cho trẻ vận động thường xuyên để tiêu hao năng lượng, nhờ đó trẻ nhanh đói và có thể ăn khỏe hơn để cải thiện cân nặng. 

Cho con sử dụng sữa công thức dễ tiêu hóa 

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và cố gắng duy trì thời gian cho bú càng lâu càng tốt. Lý do là điều này kích thích hàm lượng chất béo tăng lên, qua đó cải thiện tình trạng nhẹ cân ở trẻ. 

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ ít sữa hoặc không có sữa cho con bú thì lúc này, sữa công thức là một lựa chọn thay thế phù hợp, mang lại nguồn dinh dưỡng đủ đầy và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. 

Hiện nay, giữa thị trường sữa công thức vô cùng đa dạng, các mẹ nên ưu tiên sản phẩm có nguồn sữa thơm ngon, hạp vị của trẻ, cũng như không có A1 ß-casein giúp trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa. 

Sữa dê Kabrita là một trong những sản phẩm nổi bật đáp ứng tốt tiêu chí trên đây. Với đặc tính dịu nhẹ được kế thừa từ sữa dê nguyên bản, sữa dê Kabrita chứa đạm quý A2 ß-casein, không có đạm A1 ß-casein và có nồng độ αs1 casein thấp, tạo ra nhiều mảng sữa mềm giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối đa, qua đó tăng cân đều đặn và hạn chế nôn trớ do đầy bụng. Ngoài ra, sữa dê Kabrita còn có Oligosaccharides và Nucleotides, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh khỏi tác hại của mầm bệnh xung quanh. 

Với sữa dê Kabrita, công thức cải tiến độc quyền cũng là bí quyết vàng giúp con phát triển toàn diện. Theo đó, sản phẩm có tỷ lệ đạm whey:casein tối ưu, giúp hạn chế hình thành các mảng sữa đông, cho trẻ tiếp nhận dưỡng chất suôn sẻ, tăng cân khỏe và ít gặp phải táo bón. Chất xơ GOS và Beta-palmitate thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất để cải thiện cân nặng đáng kể. 

Ngoài ra, sữa dê Kabrita bổ sung thêm DHA & ARA hỗ trợ phát triển não bộ, nhận thức và hành vi. 22 loại vitamin - khoáng chất trong sữa góp phần nâng cao đề kháng, cho trẻ đạt mức tăng trưởng cân đối. Quan trọng hơn, sữa dê Kabrita có công thức không thêm đường, không hương liệu, nhờ vậy mang lại vị sữa thơm béo, dịu nhẹ và thanh mát tự nhiên, giúp trẻ dễ uống, uống ngon miệng, thậm chí nhiều hơn để tăng cân - tăng chiều cao đúng chuẩn.

bé còi chậm tăng cân

Sữa dê Kabrita với nguồn dinh dưỡng mát dịu từ thiên nhiên, êm dịu với tiêu hóa giúp trẻ hấp thu tốt, từ đó tăng cân đều đặn và phát triển toàn diện.

Tóm lại khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân, cha mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ có cơ hội chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Tránh kéo dài quá lâu có thể tác động tiêu cực đến trẻ như gây ra suy dinh dưỡng, còi cọc hoặc hệ miễn dịch kém. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, cha mẹ phải kiên trì đồng hành cùng con, cũng như tuân theo chỉ định của bác sĩ để nhận được kết quả tốt nhất.

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ