Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc con tốt nhất – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc con tốt nhất

Đăng lúc 04/04/2023
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc con tốt nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Mới ngày nào bé yêu của mẹ vừa chào đời, giờ thì con đã bước đến cột mốc 4 tháng. Lúc này, một số mẹ sẽ thấy con biết tự trở mình nằm ngửa và vui đùa với đôi chân tinh nghịch. Vậy mẹ có tò mò rằng trẻ 4 tháng tuổi còn biết làm gì nữa không? Hãy cùng Kabrita tìm hiểu hành trình khôn lớn của con và cách chăm sóc con tốt nhất trong giai đoạn này nhé!

Tìm hiểu các chỉ số phát triển của trẻ 4 tháng tuổi 

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, tốc độ phát triển của bé yêu thể hiện rõ rệt ở chỉ số chiều cao và cân nặng. Cụ thể như sau:

  • Bé gái đạt chiều cao trung bình là 62,1cm và có cân nặng khoảng 6,4kg.
  • Bé trai có chiều cao tầm 63,7cm và đạt cân nặng chừng 7,0kg.

> Tham khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng cho bé từ 0-5 tuổi mới nhất

[Khám phá] Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?

Cùng tìm hiểu bé 4 tháng tuổi biết làm những gì, các mẹ nhé:

Con đã biết lật người qua lại

Một kỹ năng quan trọng mà con đạt được ở độ tuổi này là có thể thực hiện cú lật người đầu tiên trong đời. Lúc này, cơ thể của con đã phát triển hoàn chỉnh với nhóm cơ vùng vai và lưng khỏe mạnh hơn. Mẹ sẽ thấy khi nằm sấp, con biết đưa hai tay về phía trước, tự nâng đầu lên và có xu hướng lật sang một bên rồi lại nằm ngửa ra.

Trẻ 4 tháng tuổi chưa biết lật có sao không?

Có thể thấy, tốc độ phát triển khả năng vận động ở mỗi bé là khác nhau. Nhưng nhìn chung độ tuổi trẻ biết lật có thể rất sớm ở tháng tuổi thứ 3 và trễ nhất là đến tháng thứ 6. Trường hợp đến tháng thứ 6 con vẫn chưa tập lật, xoay và trở người thì mẹ nên đứa bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng khắc phục phù hợp. 

 

Trẻ thích cầm nắm mọi thứ

Em bé 4 tháng tuổi biết làm gì nữa? Con yêu của mẹ đã có thể sử dụng thành thạo đôi tay của mình. Khi nằm chơi, trẻ có thể đan các ngón tay vào nhau hoặc cầm nắm vật dụng, đồ chơi mà con yêu thích. Ngoài ra, con còn biết đưa tay ra để với tới món đồ vật đang chuyển động trước mắt.

Đôi chân tinh nghịch hơn

Cùng với bàn tay linh hoạt cử động, đôi chân của con cũng trở nên tinh nghịch hơn. Khi đứng trên mặt phẳng cứng với sự hỗ trợ từ cha mẹ, con có thể dồn lực xuống hai chân, từ đó tạo ra các hành động nhún nhảy rất đáng yêu.

Làm chủ được phần đầu và cổ

Giải đáp cho thắc mắc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi biết làm những gì nữa là con đã có thể làm chủ phần đầu và cổ của mình. Mẹ sẽ thấy rõ điều này khi lắc lư nhẹ nhàng phần thân của con nhưng trẻ vẫn giữ được cổ ổn định. Ngoài ra, bé có khả năng ngồi thẳng trong 10-15 phút khi có sự trợ giúp từ cha mẹ.

trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì

Con yêu đã có thể ở trong vòng tay của mẹ ngẩng đầu ngắm nhìn thế giới xung quanh.

Trẻ biết mỉm cười và cười thành tiếng

Ở độ tuổi 4 tháng, nụ cười mỉm của bé cưng xuất hiện thường trực hơn. Thậm chí, mẹ còn có thể nghe nhiều tiếng cười khác nhau của con bày tỏ sự thích thú, hiếu kỳ khi gặp sự vật hoặc những gương mặt thân quen. 

Đôi mắt chuyển động tốt, nhận biết màu sắc

Mắt của bé 4 tháng tuổi có thể chuyển động linh hoạt theo người hoặc đồ vật trước mắt, ngắm nhìn những chuyển động xung quanh con. Đồng thời, bé đã biết cách nhận biết sự tương phản màu sắc một cách tinh tế.

Trẻ có thể tạo ra âm thanh khác nhau

Cùng với thị giác phát triển, thính giác của con cũng có bước đột phá mới. Cụ thể, trẻ có thể nghe và tập trung sự chú ý vào những âm thanh xung quanh. Từ những âm thanh nghe được, con cũng sẽ đáp lại bằng cách tạo ra những âm thanh tương tự. Mẹ có thể nghe rất rõ tiếng ooh, ahh, tiếng kêu, tiếng cười từ con yêu.

Trẻ biết bắt chước hành động

Cùng với khả năng ngắm nhìn, nhận biết và lắng nghe thế giới xung quanh rõ ràng hơn, con đã biết bắt chước hành động, biểu cảm gương mặt của cha mẹ, ông bà hoặc người thân bên cạnh.

Biết thể hiện cảm xúc

Em bé 4 tháng tuổi đã biết bộc lộ cảm xúc bằng giọng điệu bập bẹ, biểu hiện cảm xúc hạnh phúc hay thất vọng, buồn bã. Đồng thời, con cũng khóc với nhiều kiểu khác nhau để “thông báo” đến người lớn rằng mình đang đói, khó chịu hoặc đau. Ngoài ra, con cũng biết khóc khi phát hiện mẹ khuất khỏi tầm mắt và ngừng hẳn khi thấy mẹ trở lại. 

Có trí nhớ tốt và nhận ra người thân

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi tháng thứ 4 bé biết làm gì nữa là con đã có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Con nhận ra đồ vật mình yêu thích và phản ứng muốn cầm lấy, hoặc dễ dàng chọn chúng giữa những món khác. Đồng thời, mẹ có thể thấy con đã nhận biết được những gương mặt quen thuộc từ xa.

Phản ứng với tình yêu thương của cha mẹ

Dù chỉ mới 4 tháng tuổi, nhưng các bé đã có thể hiểu những nụ hôn, hành động cưng nựng, lời nói ngọt ngào là cách cha mẹ thể hiện yêu thương. Vì thế, con cũng biết đáp lại bằng nụ cười hoặc các cử chỉ thể hiện con đang cảm thấy hạnh phúc.

bé 4 tháng biết làm gì

Bé cưng 4 tháng tuổi có thể cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ trong từng cái ôm da kề da ấm áp.

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể ngủ liên tục giấc ngủ dài khoảng 7 - 8 giờ vào ban đêm, kèm theo là 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Như vậy tổng thời gian ngủ trong ngày của con khoảng 14 - 16 giờ.

>> Xem thêm: Tìm hiểu giấc ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào?

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi tốt nhất

Bên cạnh tìm hiểu trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì, cha mẹ cũng nên chú ý chăm sóc con đúng cách:

Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho con

Nhiều mẹ băn khoăn trẻ 4 tháng tuổi cần bổ sung chất gì? Trong độ tuổi này, con yêu cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng đảm bảo: 

  • 8-15% protein đáp ứng nhu cầu năng lượng, chuyển hóa năng lượng của cơ thể. 
  • 35-55% chất béo giúp điều hòa hoạt động, dự trữ năng lượng, hấp thu và bảo vệ cơ thể.
  • 30-40% carbohydrate để tạo năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. 
 
Đồng thời, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Bởi đây là nguồn sữa chứa đựng tất cả dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Với trẻ 4 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo cho con bú đủ 90 – 120ml sữa, tương đương 5 - 6 cữ bú mỗi ngày.
 
Trường hợp mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì phụ huynh cần tìm đến lựa chọn thay thế phù hợp là sữa công thức. Theo đó, mẹ nên chọn dòng sữa dành riêng cho độ tuổi của con với thành phần mát dịu, dễ tiêu hóa - dễ hấp thu, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa non yếu của con.
 
Cộng đồng các mẹ nuôi con thông thái hiện nay đang chia sẻ một dòng sữa dịu êm cho bé, đó chính là sữa dê Kabrita. Đây là một sản phẩm thừa hưởng đặc tính tự nhiên từ sữa dê nguyên bản, đồng thời kết hợp công thức cải tiến từ Kabrita - thương hiệu với hơn 100 năm kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
 

Sữa dê Kabrita có thành phần 100% đạm quý A2 βcasein, không chứa đạm A1 βcasein nên không gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ như nôn trớ, chướng bụng, đầy hơi. Cùng với hàm lượng αs1-casein được điều chỉnh ở mức thấp, giúp hình thành mảng sữa nhỏ mềm, hỗ trợ con yêu tiêu hóa dễ dàng. Đồng thời, Kabrita còn điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey:Casein ở mức tối ưu, bổ sung chất xơ GOS và β-palmitate góp phần tăng thêm sức mạnh cho hệ tiêu hóa của con, chống lại các mầm bệnh gây hại, kích thích con ăn ngon và khỏe hơn mỗi ngày.

Ngoài ra, bảng thành phần của Kabrita còn chứa chất béo DHA và ARA giúp con hoàn thiện não bộ, phát triển khả năng tư duy. Song song đó là sự góp mặt của 22 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho bé yêu “tấm khiên” đề kháng và thúc đẩy khả năng phát triển toàn diện từ những năm đầu đời.

bé 4 tháng tuổi biết làm gì

Sữa dê Kabrita vinh dự trở thành lựa chọn sữa công thức chất lượng số 1 của rất nhiều bà mẹ nuôi con thông thái hiện nay.

Thấu hiểu cha mẹ luôn muốn mang đến những gì an toàn và chất lượng nhất cho con yêu bé bỏng, Kabrita đảm bảo quá trình sản xuất sữa không có yếu tố biến đổi gen gây hại, đạt tiêu chuẩn Châu Âu, đạt các chứng nhận an toàn GRAS của FDA, chứng nhận của EFSA… Cùng vị sữa ngon lành, thanh nhạt “chinh phục” khẩu vị của trẻ em Việt. Với những bà mẹ không đủ sữa cho con bú, có thể tham khảo TẠI ĐÂY để lựa chọn bổ sung thêm sữa dê Kabrita cho con nhé!

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đưa ra khuyến cáo mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Điều này cũng có nghĩa là trẻ 4 tháng còn quá sớm để ăn dặm. Nếu con ăn dặm vào lúc này có thể bị hóc, sặc thức ăn vào đường hô hấp, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiêu chảy, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tốt nhất là mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để cho con ăn dặm đúng thời điểm.

 

Chăm sóc giấc ngủ của trẻ

Để cho con giấc ngủ sâu và ngon hơn, mẹ cần lưu ý:

  • Theo dõi thời gian ngủ của con và điều chỉnh từ từ để thiết lập thói quen ngủ đúng khung giờ và ngủ xuyên đêm.
  • Để giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ, mẹ có thể hát ru, tắm nước ấm, cho con mặc quần áo thoáng mát. Đồng thời tạo không gian ngủ ấm cúng, thoải mái với giường chiếu sạch sẽ, thơm tho.
  • Tránh những hình ảnh, âm thanh làm bé sợ hãi trước khi ngủ như: tiếng la dọa mắng con, làm bé giật mình…
  • Chú ý các dấu hiệu buồn ngủ của con như ngáp, dụi mắt, khóc,... để cho con ngủ đúng lúc.

Ngăn ngừa hăm tã cho con

Mẹ nên lưu ý thay tã thường xuyên cho con, nhất là vào ban đêm để bé không bị khó chịu vì hăm tã. Ngoài ra, nên chọn loại tã mềm và quấn không quá chật cho con cảm giác thoải mái. Đồng thời, ở mỗi lần thay tã, mẹ nên vệ sinh cho bé sạch sẽ và lau khô. 

Ngừa côn trùng cắn

Hãy đảm bảo rằng không gian con sinh hoạt không có côn trùng như kiến, gián, ruồi... có thể gây tổn thương đến con. Đồng thời, khi con ngủ, mẹ có thể mắc màn để phòng tránh con bị muỗi đốt.

Chống nắng cho trẻ

Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng kem chống nắng giúp bảo vệ con khỏi tia cực tím UV-A và UV-B. Bên cạnh đó, mẹ nên tránh để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm nắng gắt trong ngày (12 giờ -15 giờ).

Vệ sinh răng miệng của con

Sau mỗi cữ bú, mẹ hãy vệ sinh răng miệng của con bằng cách quấn gạc quanh ngón trỏ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống, sau đó nhúng gạc vào dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội. Mẹ tiếp tục chạm nhẹ vào môi dưới của con để con mở miệng, nhẹ nhàng lau vòm miệng, cuối cùng là đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi kéo ra phía ngoài để loại bỏ cặn sữa.

Cách bế bé 4 tháng tuổi

Lúc này cơ thể của con đã cứng cáp hơn, mẹ có thể bế bé theo tư thế nghiêng, bế thẳng hoặc bế nằm ngang. Dù phần đầu của con đã có thể tự giữ thẳng nhưng cơ lưng vẫn còn yếu ớt, nên mẹ cần nâng con nhẹ nhàng. 

Nhiều phụ huynh băn khoăn trẻ 4 tháng đã bế ngồi được chưa? Câu trả lời là có thể. Theo đó, mẹ đặt phần mông của con ở một cánh tay, bên còn lại đỡ ngực và cổ của con sát vào ngực mẹ để đảm bảo cho con có điểm tựa chắc chắn.

trẻ 4 tháng biết làm gì

Mẹ có thể bế trẻ ngồi trên 1 cánh tay, bên còn lại thì đỡ lấy mông và lưng giúp con ngồi vững vàng hơn.

Đưa con đi tiêm phòng định kỳ

Cha mẹ đừng quên đưa trẻ 4 tháng tuổi đi tiêm phòng nhắc lại các loại vắc xin như ho gà, bại liệt, bạch hầu, uốn ván,... 

Bí quyết dạy trẻ 4 tháng tuổi thông minh, phát triển tốt

Khi đã biết trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì, các mẹ cũng nên lưu lại một số bí quyết nuôi con thông minh, giúp trẻ bắt kịp đà phát triển trong giai đoạn này:

Trò chuyện và tương tác với trẻ 

Dù bé cưng 4 tháng tuổi vẫn chưa hiểu hết những gì mẹ nói nhưng nếu thường xuyên trò chuyện và tương tác cùng con thì có thể giúp con học được một số từ cơ bản. Ngoài ra, cách nói chuyện với trẻ 4 tuổi được đề xuất phổ biến là nên thường xuyên gọi tên hành động, sự vật nhiều lần để kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Đọc sách cho con nghe

Cho trẻ tiếp xúc với những trang sách có hình ảnh minh họa màu sắc rực rỡ giúp con mở mang thị giác nhìn ngắm thế giới xung quanh. Đồng thời, thường xuyên nghe mẹ đọc sách cũng cho trẻ nền tảng ngôn ngữ từ nhỏ.

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc

Theo chứng minh từ các nhà khoa học, âm nhạc có tác dụng tích cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì thế, mẹ nên cho con nghe âm nhạc từ những tháng đầu đời với những bài nhạc thiếu nhi, cổ điển hoặc nhạc nhẹ nhàng.

Khuyến khích con vận động nhiều hơn

Một trong những cách khuyến khích trẻ 4 tháng tuổi hoạt động tăng cường sức mạnh cho chân và tay là cho con nằm trên bụng cha mẹ và để trẻ tự đẩy người lên. Ban đầu con có thể sẽ không quen nhưng dần dần học được cách nâng đầu và vai lên, đồng thời con cũng biết cách dùng cánh tay để hỗ trợ.

Cho trẻ chơi đồ chơi phù hợp

Những món đồ chơi phù hợp với bé 4 tháng tuổi sẽ kích thích các giác quan của con thông qua việc khám phá bằng cách sờ, lắng nghe âm thanh, ngắm nhìn. Dù vậy, cha mẹ nên cẩn thận chọn loại đồ chơi không gây nguy hiểm cho con (lớn hơn kích thước miệng của con, không có góc cạnh sắt nhọn,...).

Tăng luyện tập xúc giác cho con

Để kích thích khả năng phát triển xúc giác của trẻ, mẹ có thể cho con tiếp xúc với nhiều chất liệu như khăn lông, vải cotton hay các bề mặt sần sùi, thô ráp.

Đưa trẻ ra ngoài chơi 

Những cuộc dạo chơi cùng cha mẹ bên ngoài mang đến cho con cảm giác thích thú tiếp xúc với những điều mới lạ, thú vị. Đồng thời cho con cơ hội gặp những gương mặt mới, thúc đẩy quá trình phát triển kỹ năng xã hội của trẻ từ nhỏ.

Dấu hiệu bé 4 tháng chậm phát triển, cần đi khám sớm

Nếu phát hiện bé 4 tháng tuổi có những dấu hiệu này thì mẹ nên cho đi khám càng sớm càng tốt:

  • Không nhìn theo đồ vật đang chuyển động.
  • Không cười với người khác, không phát ra âm thanh.
  • Không thể nhấc đầu lên một cách chắc chắn.
  • 1 hoặc 2 mắt gặp vấn đề về khả năng chuyển động. 
  • Không thể dồn lực xuống chân khi được đặt đứng trên mặt phẳng cứng.
  • Không cho tay vào miệng.

 

Trên đây là những chia sẻ giúp mẹ hiểu rõ hơn về giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và cần được chăm sóc thế nào. Mẹ đừng quên, nền tảng cần thiết nhất giúp con đạt những cột mốc phát triển quan trọng trong những năm đầu đời là chế độ dinh dưỡng đủ đầy và phù hợp. Vì thế, bên cạnh nguồn sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng, đừng quên bổ sung cho bé yêu sữa dê Kabrita - “người bạn” đồng hành gần gũi, cùng con khôn lớn khỏe mạnh mỗi ngày.

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục