Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Sắt là vi chất thiết yếu có tác động tích cực đến sự tăng trưởng, phát triển của tế bào máu, hệ miễn dịch và thần kinh của trẻ. Nếu cơ thể bé thiếu hụt sắt sẽ gây thiếu máu khiến con luôn có cảm giác mệt mỏi suy nhược.
Việt Nam lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt tương đối cao trên thế giới. Do đó với những bậc phụ huynh có con nhỏ thì nên chú ý bổ sung sắt cho bé, đồng thời tăng cường hấp thu sắt cho con để giảm nguy cơ thiếu máu, giúp con phát triển toàn diện.
Tác dụng của sắt đối với trẻ em
Để biết được có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay không, trước tiên, chúng ta cần nắm được vai trò của sắt là gì. Theo đó, sắt là một yếu tố vi lượng hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, nhưng đóng vai trò quan trọng cho nhiều hoạt động sống. Cụ thể:
- Tham gia cấu tạo máu: Sắt giữ nhiệm vụ quan trọng là vận chuyển, lưu trữ oxy cùng với protein để tạo nên huyết sắc tố (hemoglobin) của hồng cầu. Bên cạnh đó, sắt trong huyết sắc tố còn kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhemoglobin (tạo màu đỏ của máu).
- Góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch: Với vai trò là thành phần của enzyme hệ miễn dịch, sắt vô cùng cần thiết để giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ ốm đau.
- Hỗ trợ phát triển trí não: Sắt cũng có tác động đến sự phát triển trí não và nhận thức của trẻ. Do đó, những trẻ có dấu hiệu suy giảm khả năng nhận thức thường có mối liên quan đến việc thiếu sắt trong cơ thể.
Bổ sung sắt đầy đủ là điều kiện giúp con khỏe mạnh, phát triển tốt.
Từ những lợi ích kể trên, mà việc bổ sung sắt cho bé là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi - đối tượng dễ bị thiếu sắt do nhu cầu tăng cao. Nhưng để trẻ hấp thu sắt tốt nhất, tránh tình trạng thừa hay thiếu sắt, phụ huynh cần nắm được nhu cầu, thời điểm và cách bổ sung hợp lý trong phần tiếp theo.
Nhu cầu sắt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hầu hết trẻ mới sinh ra đã có sẵn một lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Tuy vậy, bố mẹ vẫn cần bổ sung một lượng sắt ổn định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Về nhu cầu sắt hàng ngày, trẻ từ 1 - 3 tuổi khoảng 7mg và trẻ từ 4 - 8 tuổi cần khoảng 10mg.
Khi nào nên bổ sung sắt cho bé?
Bên cạnh nắm được nhu cầu bổ sung sắt theo khuyến nghị, trẻ em uống sắt vào lúc nào tốt nhất cũng là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Để có hướng bổ sung phù hợp, bố mẹ cần nắm được dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu hụt sắt:
- Da trẻ trở nên xanh xao, nhợt nhạt.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tóc khô, móng tay giòn.
- Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, hay nôn trớ.
- Bé chậm tăng cân, tăng chiều cao hoặc chậm lớn, thấp còi.
- Các vấn đề tiêu cực về hành vi như mất tập trung, học hành sa sút, phản xạ kém, khó chịu, cáu gắt, ít nói…
- Dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp do sức đề kháng giảm.
Sức đề kháng kém, dễ cảm cúm là dấu hiệu cảnh báo trẻ cần bổ sung sắt.
Trong đó, nguyên nhân khiến bé không nhận đủ sắt đến từ nhiều lý do khác nhau như khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng kém, ăn uống không đủ chất, không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết trong thời kỳ tăng trưởng… Do vậy, một số bé dễ có nguy cơ thiếu sắt mà bố mẹ cần chú ý là:
- Trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp.
- Trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu sắt trong giai đoạn mang thai.
- Bé bú sữa mẹ hơn 6 tháng nhưng không được bổ sung phong phú các loại thực phẩm.
- Trẻ uống sữa công thức không chứa sắt.
- Trẻ đang mắc bệnh nhiễm trùng mạn tính.
Bổ sung sắt cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi được không? Trẻ trong giai đoạn tăng trưởng từ 4 - 7 tháng tuổi rất dễ gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Chính vì thế, việc bổ sung sắt cho bé thời điểm này là ưu tiên hàng đầu mà các bậc phụ huynh nên thực hiện. Nhằm đảm bảo trẻ phát triển tốt về cả thể chất lẫn trí tuệ, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách bổ sung sắt, tránh dùng tùy tiện có thể gây tác dụng tiêu cực cho sức khỏe của con. |
Cách bổ sung sắt cho trẻ hợp lý, an toàn
Để đáp ứng nhu cầu sắt cần thiết cho bé, phụ huynh có thể bổ sung thông qua thực phẩm và thuốc uống như sau:
Bổ sung sắt cho bé qua thực phẩm
Đây là cách tự nhiên, hiệu quả và an toàn nhất khi trẻ thiếu sắt ở mức độ nhẹ. Bố mẹ hãy thêm vào chế độ ăn uống của trẻ những thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ, trứng, hải sản (cá ngừ, cá hồi, tôm, cua…), các loại hạt (đậu phộng, quả óc chó, hạt hướng dương…), các loại rau lá xanh (bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoăn…).
Đặc biệt, phụ huynh hãy ưu tiên sữa - nguồn thực phẩm chứa sắt dồi dào, đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ lượng sắt cần thiết. Trong đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn nên tiếp tục cho bú sữa mẹ. Trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên kết hợp bổ sung sắt cho bé qua sữa công thức. Nhưng cần ưu tiên chọn dòng sữa có công thức khoa học, có chứa khoáng chất sắt và dễ tiêu hóa, nhằm giúp trẻ hấp thu các dưỡng chất trong sữa tốt hơn.
Đơn cử như Kabrita - thương hiệu sữa dê số 1 thế giới đến từ Hà Lan nay đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm “chiếm trọn” cảm tình của nhiều phụ huynh bởi công thức dinh dưỡng khoa học, bổ sung 22 vitamin và khoáng chất, trong đó có chứa hàm lượng sắt cao. Cụ thể, Kabrita chứa đến 0.99 - 1 mg sắt/100ml (tùy theo sản phẩm ở từng độ tuổi), đây là nguồn sắt dồi dào giúp đáp ứng nhu cầu lượng sắt của trẻ ở mỗi giai đoạn tăng trưởng. Đặc biệt, Kabrita còn “ghi điểm” bởi bảng thành phần tốt cho tiêu hóa, khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì cơ thể trẻ sẽ hấp thu các thực phẩm chứa sắt tốt hơn. Theo đó, sản phẩm kế thừa hoàn toàn đặc tính mát lành từ sữa dê nguyên bản: chỉ chứa 100% đạm quý A2, không chứa đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp, giúp tạo ra mảng sữa đông mềm, lỏng, cho bé hấp thu nhanh và dễ dàng tiêu hóa. Đi cùng là hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, sản phẩm còn giúp tăng sức khỏe đường ruột và nâng cao sức đề kháng, bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, đồng thời hỗ trợ bé tiêu hóa tốt hơn. Cùng với đó là các dưỡng chất quý gồm chất xơ GOS, Beta-palmitate, DHA, ARA trong Kabrita cũng giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ, để con tăng trưởng thể chất và phát triển toàn diện não bộ, thị giác. Sữa dê Kabrita mang đến nguồn dinh dưỡng đủ đầy, mát dịu từ thiên nhiên để trẻ tự tin lớn khôn thật toàn diện. >> Truy cập TẠI ĐÂY để chọn mua sữa dê Kabrita, cho con người bạn đồng hành tuyệt vời để phát triển khỏe mạnh, mẹ nhé! |
Cho bé dùng thuốc bổ sung sắt
Bên cạnh việc bổ sung sắt qua thực phẩm, bố mẹ có thể cung cấp sắt cho con qua đường uống. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc sắt khác nhau, từ viên nén, viên nang đến các loại thuốc lỏng, siro… ở dạng đơn chất hoặc kết hợp cùng vitamin, acid amin. Mặc dù vậy, việc có nên tự bổ sung sắt cho trẻ tại nhà không là hoàn toàn không. Bởi phương pháp này chỉ sử dụng khi trẻ bị thiếu máu nặng và kéo dài, nhưng phải có sự tư vấn, chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Tránh lạm dụng các sản phẩm bổ sung sắt có thể gây dư thừa trong cơ thể trẻ.
Liều dùng sắt cho trẻ em sẽ có sự thay đổi theo mỗi độ tuổi khác nhau. Cụ thể:
- Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày.
- Bổ sung sắt cho trẻ 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày.
- Bổ sung sắt cho các trẻ từ 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày.
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 8 mg.
- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).
Vậy nên cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày? Để cơ thể hấp thu sắt tối đa, bố mẹ nên cho con uống các sản phẩm bổ sung trước khi ăn 1 giờ, hoặc sau khi ăn 2 giờ. Trường hợp trẻ sử dụng dưới dạng siro thì không nên dùng buổi tối và trước khi đi ngủ. Lý do vì, đường trong siro có thể làm hỏng lớp men trên răng khiến trẻ bị sâu răng.
Đối với các bé dễ bị đau bụng, buồn nôn khi uống sắt thì bố mẹ nên cho con uống bằng liều thấp để bé tập quen dần.
Ngoài ra, trong quá trình bổ sung thuốc sắt cho trẻ, bố mẹ cũng cần lưu ý:
- Không cho bé dùng sắt cùng các chế phẩm chứa canxi hoặc thức ăn giàu canxi, nhằm tránh làm cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
- Hạn chế để bé sử dụng các loại đồ uống có ga.
- Kết hợp các thực phẩm giàu vitamin C để giúp trẻ tăng cường hấp thu sắt, có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, dưa hấu, dâu tây, chuối, xoài, ớt chuông, cà chua…
- Vệ sinh răng miệng trẻ kỹ càng, bởi một số thành phần của thuốc sắt có thể làm răng trẻ bị đổi màu.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp phụ huynh nắm được cách bổ sung sắt cho bé hợp lý. Tốt nhất, để ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ em, bố mẹ cần ưu tiên bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ dinh dưỡng của con. Nếu nghi ngờ bé có dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt, mẹ hãy đưa con đến bác sĩ thăm khám, tránh để lâu dẫn đến biến chứng khó lường.
> Xem thêm: