Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân và cách khắc phục – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đăng lúc 03/07/2023
Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Mọc răng sữa đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển của trẻ những năm đầu đời. Vì thế, không ít mẹ lo lắng khi thấy con mình có dấu hiệu chậm mọc răng. Vậy trẻ chậm mọc răng là gì và tình trạng này có nguy hiểm hay không?

Trẻ mọc răng trễ là gì?

Trước khi tìm hiểu thế nào là chậm mọc răng, mẹ cần nắm thứ tự mọc răng sữa của trẻ như sau:

  • 4 răng cửa giữa: 2 chiếc răng cửa giữa hàm dưới sẽ nhú lên đầu tiên, khi trẻ được 6 tháng. Tiếp theo đó là 2 chiếc răng cửa giữa hàm trên, lúc trẻ tròn 8 tháng tuổi. 
  • 4 răng cửa bên: Trong khoảng tháng thứ 7 đến tháng thứ 10, trẻ sẽ mọc các răng cửa bên.  
  • 4 răng hàm đầu tiên: Từ 13 - 19 tháng, trẻ mọc xong 2 chiếc răng hàm phía trên. Còn 2 răng hàm phía dưới sẽ bắt đầu mọc khi trẻ được 14 - 18 tháng.  
  • 4 răng nanh: Trẻ bắt đầu mọc răng nanh trong khoảng 16 - 18 tháng tuổi. Đến khi 22 tháng, trẻ hoàn thiện đủ bốn chiếc răng nanh. 
  • 4 răng hàm thứ hai: 2 răng hàm dưới sẽ mọc trước, khi trẻ đạt mốc 20 - 23 tháng. Còn 2 răng hàm trên sẽ mọc sau, khi trẻ tròn 30 tháng.  

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo vì thứ tự mọc răng ở mỗi trẻ khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, di truyền, dinh dưỡng… Do đó, mẹ nên theo dõi sát sao để chăm sóc răng miệng cho con thật tốt và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường về sức khỏe.   

Như vậy, nếu trẻ đã trên 12 tháng mà răng sữa chưa mọc thì có thể bé con đang gặp phải tình trạng mọc răng muộn. Lúc này, mẹ không nên chủ quan, mà hãy đưa con thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để can thiệp y tế kịp thời, tránh để lại các biến chứng tiêu cực cho trẻ sau này như viêm chân răng, sâu răng, răng vĩnh viễn mọc lệch…

>>> Tham khảo thêm: Trẻ mọc răng và những điều mẹ cần phải biết

bé mọc răng chậm

 Từ tháng thứ 12 trở đi, nếu trẻ chưa xuất hiện dấu hiệu mọc răng thì có thể con mọc răng muộn.

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng

Trẻ mọc răng trễ hơn bạn bè đồng trang lứa xuất phát từ một số nguyên nhân thường gặp sau:

Di truyền

Lý do trẻ mọc răng chậm chủ yếu đến từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người từng bị mọc răng trễ thì khả năng cao trẻ có tình trạng tương tự. 

Bệnh lý

Các bệnh lý như suy tuyến giáp, hội chứng Down… cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng. Kéo theo đó là sự xuất hiện một số vấn đề nguy hiểm khác như chậm nói, chậm đi, thừa cân… ở trẻ. 

Bị thiếu dinh dưỡng

Một tác nhân gây ra mọc răng muộn là thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi và Vitamin D, vì chế độ ăn uống không đảm bảo hoặc cơ thể trẻ kém hấp thu. Cụ thể hơn là trẻ không được ăn đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu và bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu; hoặc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng vi sinh, dị ứng thức ăn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột…  

Nguyên nhân khác (trẻ sinh non, nhiễm khuẩn khoang miệng, răng bị tổn thương…)

Ngoài những yếu tố trên, nếu trẻ mắc một vài bệnh liên quan đến răng miệng như răng bị tổn thương, viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng… hay sinh thiếu tháng thì cũng có nguy cơ mọc răng chậm hơn bình thường.  

Trẻ mọc răng muộn có sao không?

Về cơ bản, tình trạng em bé chậm mọc răng không quá nguy hiểm đến sức khỏe hiện tại. Tuy nhiên, về lâu dài, vấn đề này có thể gây ra những tình trạng nghiêm trọng hơn như răng vĩnh viễn mọc lệch, xuất hiện hàm răng đôi, viêm quanh thân răng do răng sữa vẫn nằm dưới bề mặt nướu…, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, tiêu hóa thức ăn của con; cũng như tính thẩm mỹ của răng miệng sau này. 

Ngoài ra, mọc răng chậm còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác như suy dinh dưỡng, suy tuyến giáp, hội chứng Down… Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy trẻ mọc răng trễ, lời khuyên tốt nhất cho mẹ là đưa con đến bác sĩ để chẩn đoán và xử lý càng sớm càng tốt.

bé chậm mọc răng cần bổ sung gì

Tuy răng mọc chậm không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, nhưng để lại nhiều hậu quả liên quan đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ sau này.

Khắc phục tình trạng trẻ mọc răng trễ như thế nào?

Để cải thiện tình trạng răng mọc muộn ở trẻ, mẹ có thể:

- Cho bé tắm nắng: Vitamin D (đặc biệt là Vitamin D3) là dưỡng chất chủ yếu được tổng hợp qua da. Do đó, tắm nắng vào buổi sáng khoảng 10 - 15 phút và trước 9h sáng là một cách hữu ích giúp cơ thể hấp thụ vitamin D một cách tự nhiên nhất và không làm hại da.  

- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đối với trẻ 0 - 6 tháng tuổi, mẹ giúp con vệ sinh nướu, lưỡi bằng gạc sạch thấm nước (hoặc nước muối) từ 1 - 2 lần/ngày. Còn trẻ từ 6 tháng trở lên, mẹ sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng và chà lưỡi từ 1 - 2 lần/ngày. 

- Rèn luyện thói quen sinh hoạt lành mạnh: Mẹ nên tập cho trẻ ăn uống đúng bữa, ngủ nghỉ đúng giờ, giúp cơ thể khỏe mạnh và hấp thu dinh dưỡng tối ưu.  

- Thay đổi chế độ dinh dưỡng thích hợp: Mẹ cân nhắc xây dựng lại chế độ ăn uống của con, sao cho vừa có đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), vừa tập trung bổ sung dưỡng chất tốt cho xương - răng như Vitamin (D, A, C, B, E…), Canxi, Photpho, Sắt, I-ốt… 

Theo đó, với trẻ còn bú mẹ, mẹ nên tự bổ sung thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D trong bữa ăn hàng ngày như phô mai, sữa chua, cải xoăn, đậu phụ, bí đỏ.... Còn với trẻ đang dùng thêm sữa công thức, mẹ ưu tiên chọn sản phẩm bổ sung Canxi và Vitamin D với hàm lượng phù hợp theo độ tuổi. 

Mách nhỏ cho mẹ sữa dê Kabrita mát dịu tự nhiên cho trẻ hiện đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ trên khắp thế giới. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng trực tiếp từ Hà Lan, với quy trình sản xuất tiên tiến, đạt chuẩn châu Âu nên mẹ hoàn toàn an tâm cho con uống đều đặn 2 ly mỗi ngày. 

Trong 100ml sữa dê Kabrita bổ sung từ 48mg - 132mg Canxi và từ 1.2 - 1.3mg Vitamin D3 (hàm lượng Canxi, Vitamin D3 tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể). Hàm lượng này đáp ứng đủ nhu cầu khoáng chất Canxi và vitamin D3 trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt là khoảng thời gian mọc răng sữa. 

Đặc biệt, sữa dê Kabrita cam kết sử dụng nguồn sữa chất lượng, cụ thể là chỉ chứa đạm A2 βcasein, không chứa đạm A1 βcasein và nồng đồ as1-casein thấp. Qua đó hỗ trợ êm dịu hệ tiêu hóa non nớt để trẻ hấp thu Canxi, Vitamin D một cách trọn vẹn nhất. 

Chưa kể, bên trong sữa dê còn có hàm lượng OligosaccharidesNucleotide cao, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey:đạm Casein tối ưu và bổ sung thêm chất xơ GOS & Beta-palmitate, giúp đường ruột khỏe mạnh, tạo điều kiện cho trẻ tăng trưởng chiều cao, cân nặng đúng tiêu chuẩn. 

Ngoài ra, sữa dê Kabrita không quên tiếp thêm DHA, ARA và 22 loại vitamin - khoáng chất, cho trẻ khởi đầu suôn sẻ, hoàn thiện toàn diện cả thể chất lẫn trí não và thị giác. 

 >> Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác về sữa dê Kabrita nhập khẩu từ Hà Lan TẠI ĐÂY

trẻ chậm mọc răng thiếu chất gì

Sữa dê Kabrita có hương vị thanh nhạt tự nhiên, cực kỳ thơm ngon nên rất hợp khẩu vị trẻ. 

 

Những câu hỏi thường gặp

Xoay quanh vấn đề bé mọc răng muộn hơn bình thường, nhiều mẹ thắc mắc rằng: 

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?

Nếu nguyên nhân trẻ mọc răng chậm xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, mẹ hãy thay đổi chế độ ăn uống của con bằng cách: 

  • Ưu tiên bổ sung nhiều rau xanh hoặc hoa quả chứa Canxi, Vitamin D, Vitamin K2 như bông cải xanh, giá đỗ, rau chân vịt, cam, đào, bơ…
  • Tăng cường sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa.

Bé chậm mọc răng có phải thiếu Canxi không?

Thiếu Canxi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mọc răng chậm. Tuy nhiên, con mọc răng trễ hơn bình thường chưa chắc là do thiếu Canxi. Nếu muốn biết chính xác lý do làm trẻ mọc răng chậm và biết cách khắc phục hiệu quả, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán. 

Đến đây, mong rằng mẹ đã tích lũy kiến thức bổ ích liên quan đến vấn đề trẻ chậm mọc răng, cũng như biết cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Ngoài ra, mỗi bước đi đầu đời của con đều cần có mẹ đồng hành để tiếp thêm sức mạnh và càng vững bước hơn. Vậy nên, mẹ đừng quên đón đọc các bài viết thú vị khác thuộc chủ đề chăm sóc con từ Kabrita tại https://www.kabrita.vn/blogs/all để học hỏi nhiều kinh nghiệm làm mẹ hữu ích nhé!

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục