Những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Đăng lúc 13/12/2021
Những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Hệ tiêu hóa của bé lúc lọt lòng vẫn còn non nớt và trong quá trình hoàn thiện. 100 ngày đầu tiên* là cột mốc quan trọng hình thành vi khuẩn có lợi như microflora. Đây là hệ vi khuẩn trong đường ruột giúp tiêu hóa tốt và giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật trong suốt cuộc đời. 

Lúc chào đời, microflora chưa hình thành, và cơ thể bé không cần đến hệ lợi khuẩn này để tiêu hóa sữa mẹ. Trong suốt 100 ngày đầu tiên, microflora sẽ tăng trưởng vượt trội về số lượng. Nhờ vậy, đến thời điểm 6 tháng tuổi, bé có thể tập làm quen với thức ăn cứng. 

Sự hình hành hệ lợi khuẩn microflora rất quan trọng với cơ thể con người từ những ngày tháng sơ sinh cho đến suốt cuộc đời. Tuy nhiên, quá trình này không đơn giản vì bé sẽ trải qua một số triệu chứng như đau bụng, khó chịu. Hẳn là ở cương vị cha mẹ, đó không phải là những trải nghiệm dễ dàng. Nhưng, câu hỏi lớn cần đặt ra là làm sao để biết đó là những triệu chứng đau bụng của quá trình này? 

Đau bụng thường diễn ra với nhiều hình thái và hay xuất hiện sau bữa ăn. Trong vài tuần/ tháng đầu đời, những triệu chứng này dù không kéo dài quá nhiều nhưng cũng đủ làm bé khó chịu. 

Sau đây là các triệu chứng phổ biến: 

Nhận biết các dấu hiệu

Trào ngược, nôn trớ

Nằm giữa dạ dày và thực quản (đường dẫn thức ăn từ vòm họng) là các van ngăn thức ăn không trào ngược lên thực quản. Vì van dạ dày còn non nớt, nên có đến 20% trẻ nhỏ bị trớ sau bữa ăn; và triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau một năm đầu đời. 

Nôn cũng là một triệu chứng trào ngược phổ biến. Khóc quấy, nấc cục, buồn nôn, ợ chua, hay bỏ bú cũng là các dấu hiệu thường gặp.

‘Trào ngược thầm lặng’ cũng là một hiện tượng của trào ngược nhưng khó phát hiện hơn.

Táo bón và phân cứng 

Táo bón luôn làm trẻ cáu bẳn, không vui vì mỗi lần đi tiêu đều rặn đau vì phân cứng. Tuy nhiên, tần suất đi ngoài của các bé vốn không giống nhau. Có bé đi ngoài 10 lần/ ngày, và cũng có bé chỉ đi ngoài 1 lần trong suốt 10 ngày. Có thể xác định bé bị táo bón trong trường hợp trẻ có dấu hiệu khó khăn so với những lần đi tiêu khác. 

Tiêu chảy 

Trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài với tần suất cao, lượng phân nhiều, và chất phân lỏng nhầy khác thường. Cũng cần lưu ý can thiệp vì tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước.

Tình trạng phân khác thường 

Màu và kết cấu phân sẽ tiết lộ khá nhiều về tình trạng sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy thử khám phá qua mỗi lượt thay tã. 

Phân màu xanh lá khá phổ biến ở trẻ dưới một tuổi. Trong vài ngày đầu đời, trẻ đi phân su màu đen hoặc xanh đậm do phân có lẫn nước ối, dịch nhầy. Vài ngày sau đó, phân sẽ mềm hơn và chuyển vàng khi trẻ được bú mẹ. 

Đến giai đoạn răng nhú, hoặc ăn dặm, trẻ sẽ bắt đầu làm quen các món rau xanh; nên thường đi phân xanh lá đậm màu. 

Phân màu đỏ hoặc có lẫn máu đỏ có thể đến từ nguyên nhân bé bị nứt kẽ hậu môn; hoặc mẹ bị nứt đầu ti chảy máu và bé nuốt một ít máu trong lúc bú mẹ. 

Cũng có thể ‘phân đỏ’ đến từ các món như bắp cải đỏ, củ dền. 

Và cũng không loại trừ một số khả năng nguy cấp như bị dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết nội. Do đó, việc ‘khám phân’ trẻ nhỏ đều đặn thật sự cần kíp. 

Phân màu đen có thể là triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa, và máu trong đường tiêu hóa dưới tác động của dịch vị và dịch vị ruột sẽ chuyển màu đen. 

Các lựa chọn thực phẩm bổ sung sắt hoặc giàu sắt cũng là nguyên nhân làm phân đen hoặc nâu đậm. Hãy liên lạc bác sĩ nhi khi bé đi tiêu phân đen mà bạn không tăng cường sắt trong thực đơn của bé.   

Khí đường ruột

Các bé từ 6-8 tuần tuổi thường bị ứ hơi trong đường tiêu hóa cùng các triệu chứng phổ biến như bụng căng, đau bụng, ợ hơi, đầy hơi và táo bón.

Hội chứng quấy khóc (Colic) 

Khi bé khóc ít nhất 3 tiếng trong ngày - ít nhất 3 ngày trong tuần - và liên tục trong 3 tuần là dấu hiệu của hội chứng Colic. Rất nhiều nguyên nhân đằng sau những cơn khóc dai dẳng của bé dù đã được bố mẹ dỗ dành. Có thể bé đã bị kích thích mạnh trong ngày, đau đầu hoặc nhạy cảm sợ hãi điều gì đó. Cũng có thể hệ tiêu hóa non nớt của bé có chút bất ổn do đầy hơi, ăn quá no hoặc chưa đủ cữ. Hãy liên hệ bác sĩ nhi để được chẩn đoán chính xác. 

Đau bụng 

Đây có thể là hệ quả của một hoặc một số vấn đề bé gặp phải như hội chứng quấy khóc (Colic), tiêu chảy, táo bón, ứ khí đường ruột hoặc trào ngược. Nhiễm trùng, dị ứng, buồn nôn hoặc không dung nạp lactose cũng là các nguyên nhân khác. 

Cách xử lý 

Cha mẹ nào cũng muốn làm mọi cách để bé con cảm thấy thật dễ chịu, nên có thể tham khảo các  biện pháp sau đây. Tuy nhiên, hãy gọi ngay cho bác sĩ trong trường hợp mọi phương pháp gợi ý đều không hiệu quả; mà bé vẫn có dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, nôn trớ nhiều lần, nôn ra máu hoặc dịch có màu xanh/ vàng, bị sặc, ngạt thở.

  • Đổi tư thế thích hợp 
  • Đổi thế bế để hỗ trợ bé ợ hơi sau khi bú mẹ 
  • Thử cho bé ợ hơi giữa giờ ăn sữa để giảm thiểu lượng khí ứ trệ trong dạ dày 
  • Thử bài tập đạp xe bằng cách đặt bé ở thế nằm ngửa và di chuyển đầu gối bé lên xuống theo vòng tròn và hướng về bụng. 
  • Mát xa nhẹ nhàng  
  • Không nên đóng bỉm quá khít vòng bụng 
  • Tắm hoặc lau mình bằng nước ấm 
  • Không nên đặt bé nằm trong  vòng 20-30 phút sau giờ bú; mà hãy bế bé đứng thẳng để bé ợ hơi 
  • Hãy tạo không gian thư giãn, nhẹ nhàng trong lúc bé bú mẹ. Hạn chế ánh sáng gắt, tiếng ồn hoặc các tác nhân phân tán sự tập trung của bé.
  • Đặt bé nằm sấp để tránh ứ hơi, đầy bụng.

Trường hợp trẻ đang ăn dặm/ tập ăn đồ cứng

  • Theo dõi và loại bỏ các tác nhân  ‘khả nghi’ trong thực đơn của trẻ 
  • Tăng cường chất xơ 
  • Ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ 
  • Giảm thiểu uống nước trái cây 

Trường hợp trẻ còn bú mẹ 

  • Mẹ cần cho bé bú đúng cách. Nếu bé bị dính thắng lưỡi, mẹ có thể liên hệ để bác sĩ kịp xử lý nhanh.
  • Khi sữa mẹ về nhiều cũng là nguyên nhân làm trẻ bú quá mức hoặc nuốt nhiều khí vào bụng. Hãy cho bé bú cạn một bên vú rồi hãy chuyển sang bên còn lại.
  • Mẹ hãy cân nhắc chế độ ăn, vì nhiều rau hoặc các sản phẩm từ sữa có thể gây vấn đề tiêu hóa ở trẻ
  • Bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa (probiotics) 
  • Hãy tham khảo thêm bác sĩ nhi hoặc y tá 

Trường hợp trẻ đang bú bình 

Có muôn vàn lựa chọn sữa công thức với thành phần nguyên liệu đột phá để mẹ cân  nhắc, trong điều kiện bé không còn bú mẹ. Tuy nhiên, đối với các bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm, mẹ cần kiểm tra công thức kĩ lưỡng hơn. Sữa bột chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tiêu hóa của trẻ; đơn cử là carbohydrate.

Carbohydrate 

Lactose là đường tự nhiên thuộc nhóm carbohydrate có trong công thức sữa. Nhiều sản phẩm đã cải tiến đã gỉảm thiểu lactose. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ nhi để hiểu và chọn sữa công thức phù hợp với nhu cầu của bé con. 

>>> Xem thêm: Đường Lactose trong sữa là gì và có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của bé?

Proteins

Hãy tìm hiểu thêm về tỉ lệ giữa đạm (protein) whey và casein có trong công thức. 

  • Đạm casein có hai loại - A1 và A2, và thường hấp thụ chậm hơn trong đường ruột. 
  • Sữa dê là sữa đạm A2, có tổ hợp đạm tự nhiên, nên dễ hấp thu hơn sữa bò*.
  • Nếu bé dị ứng đạm sữa bò hoặc có không dung nạp được lactose, mẹ có thể cân nhắc các lựa chọn sữa có đạm thủy phân.
  • Sữa có chứa đạm thủy phân một phần có thành phần đạm được cắt nhỏ để cơ thể trẻ dễ hấp thu
  • Sữa có chứa đạm thủy phân tối ưu với thành phần đạm được cắt nhỏ gần như hoàn toàn 
  • Sữa axít amin được thủy phân hoàn toàn, được phân giải toàn bộ thành các axít amin, không còn các phân tử protein, để tối ưu hóa khả năng hấp thu 

Khi protein càng được phân cắt trọn vẹn trong quá trình thủy phân càng giảm nguy cơ gây kích ứng ở trẻ nhỏ.

Các dưỡng chất phụ trợ khác     

  • Trong một số sản phẩm sữa công thức, các chuyên gia đã bổ sung thêm hàm lượng xơ, lợi khuẩn probiotics, beta palmitate hoặc các oligosaccharides để trợ tiêu hóa. 
  • Theo các nghiên cứu khoa học, probiotics giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Nên tìm hiểu thêm về chủng lợi khuẩn trước khi quyết định kết hợp cùng sữa công thức hoặc sữa mẹ.   
  • Beta palmitate gần giống chất béo có trong sữa mẹ. Nên, việc bổ sung thêm thành chất béo này trong công thức sẽ tăng khả năng hấp thụ canxi ở đường ruột và giúp trẻ đi phân tốt. 
  • Là một loại carbohydrate, đại dưỡng chất oligosaccharide kích thích sự phát triển của lợi khuẩn, ngăn chặn hại khuẩn và tăng cường sức khỏe đường ruột. Thường được bổ sung trong một số công thức sữa bò, nhưng đặc biệt hơn, thành phần bổ dưỡng này thường có hàm lượng gấp 10 lần trong sữa dê.

Kabrita 

Kabrita là giải pháp cho các bé có vấn đề về hệ tiêu hóa. Nhờ bổ sung hàm lượng beta palmitate, GOS, và  oligosaccharide cùng hương vị thanh nhẹ tự nhiên, sữa dê công thức Kabrita sẽ dễ hấp thu hơn cho bé sơ sinh so với với sữa bò. 

Tuy không có thành phần đạm thủy phân nhưng lại sở hữu các nguyên liệu tự nhiên dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa của , Kabrita vẫn chăm chút nâng niu tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì các triệu chứng đau bụng, đầy hơi luôn diễn ra, dù bé có vấn đề về tiêu hóa hay hoàn toàn khỏe mạnh. 

Khi bé có dấu hiệu tiêu hóa không ổn, cần liên lạc với các bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Bé cũng cần được chẩn đoán chính xác nếu bị dị ứng đạm sữa bò hay không dung nạp được lactose trước khi chính thức sử dụng sữa dê công thức Kabrita.

>>> Xem thêm:

Nguồn: Kabrita WorldWide
#Kabrita #suade #tieuhoa

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục