Kabrita Việt Nam

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách chăm sóc

Đăng lúc 04/07/2023
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách chăm sóc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có triệu chứng đi ngoài không thường xuyên khiến nhiều mẹ nhầm lẫn với tình trạng táo bón. Vậy trẻ bị giãn ruột có dấu hiệu cụ thể ra sao và cần có cách chăm sóc thế nào? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây nhé! 

Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

Giãn ruột (còn gọi là giãn ruột sinh lý) là tình trạng thể tích ruột của trẻ tăng lên nhiều so với bình thường. Vậy khi nào trẻ giãn ruột sinh lý? Tùy vào tốc độ phát triển của từng trẻ mà thời điểm giãn ruột sẽ khác nhau, thông thường là khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi và kéo dài trong khoảng 2-3 tháng.

Triệu chứng giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị giãn ruột sinh lý sẽ có những dấu hiệu sau đây:

Trẻ không đi ngoài nhiều ngày

Vì đường ruột của trẻ tăng kích thước nên có khả năng chứa nhiều phân hơn. Từ đó dẫn đến thời gian đầy ruột và đào thải phân ra ngoài cũng lâu hơn. 

Thời gian trẻ không đi ngoài sẽ khác nhau ở trẻ bú sữa mẹ và trẻ uống sữa công thức: 

  • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: 7-10 ngày.
  • Trẻ uống sữa công thức: 3-5 ngày.

giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị giãn ruột sinh lý thường có tần suất đi ngoài ít hơn bình thường.

Trẻ rặn và gồng mình khi đi tiêu

Đây được xem là biểu hiện bình thường khi trẻ đang học cách đẩy phân ra ngoài. Ngoài ra, trẻ bị giãn ruột cũng có thể xì hơi nhiều, đỏ mặt khi đi tiêu.

Tính chất phân không đổi, vẫn mềm và sệt

Giãn ruột xảy ra khi bé được 2 tháng tuổi - giai đoạn này bé chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên tính chất phân mềm, sệt. Do đó, khi có hiện tượng giãn ruột, tính chất phân của trẻ cũng không thay đổi. 

Về màu sắc, phân có màu vàng tươi nếu trẻ bú sữa mẹ hoặc phân có màu vàng nâu hoặc vàng nhạt khi con uống sữa công thức.  

>>> Tham khảo thêm: Màu phân của trẻ nói lên điều gì về sức khỏe?

Trẻ ăn tốt 

Nhiều mẹ băn khoăn trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Câu trả lời là không, trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Vì dù kích thước ruột tăng nhưng dạ dày của trẻ dễ nhanh rỗng nên con bú nhiều và lâu hơn. Sau khi con bú xong, dạ dày sẽ co bóp giúp máu từ các cơ quan được đẩy về dạ dày, giúp hoạt động tiêu hóa dễ dàng hơn và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất. Vì thế mẹ có thể yên tâm là trong giai đoạn này bé vẫn ăn tốt nhé.

Trẻ vui chơi như bình thường

Bên cạnh triệu chứng không đi ngoài trong nhiều ngày, trẻ bị giãn ruột vẫn vui chơi như bình thường. Ngoài ra, con cũng không bị đau bụng, khó chịu, kén ăn hay mệt mỏi. Vì dù phân tích tụ nhiều trong ruột nhưng vẫn diễn ra hoạt động đào thải ra ngoài một cách tự nhiên, vì thế không làm trẻ cảm thấy khó chịu.

>>> Đừng bỏ lỡ: Những mẹo giúp bé hết kén ăn cực hay!

Phân biệt giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh

Tình trạng giãn ruột sinh lý thường bị nhầm lẫn với táo bón vì đều có triệu chứng đi ngoài ít, khó khăn. Dù vậy, đây là 2 hiện tượng khác nhau có thể phân biệt như sau:

  • Giãn ruột sinh lý: Đây là hiện tượng xảy ra ở trẻ khoảng 2 tháng tuổi. Mặc dù con không đi tiêu nhiều ngày nhưng vẫn bú tốt, ngủ ngon, phân mềm, không bị khó chịu.
  • Táo bón: Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị táo bón. Tình trạng này làm con đi phân khô cứng có màu xanh hoặc nâu đen kèm theo triệu chứng chướng bụng, đau mỗi khi đi tiêu, bỏ bú, xì hơi nhiều,...

trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi giãn ruột

Khác với giãn ruột sinh lý, táo bón khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, có thể quấy khóc vì đau mỗi khi đi ngoài,...

Thời kỳ giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu và có nguy hiểm không?

Thời gian giãn ruột sinh lý ở mỗi trẻ là khác nhau, thường là từ 2 - 3 tháng kể từ lúc trẻ giãn ruột.  Dù hiện tượng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng mẹ cần chăm sóc đúng cách để không dẫn đến tình trạng táo bón.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh giãn ruột sinh lý

Để giúp trẻ giãn ruột sinh lý cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ có thể áp dụng những cách chăm sóc sau đây:

Xoa bóp bụng

Xoa bóp vùng bụng có công dụng kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, nhờ vậy giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Theo đó, phụ huynh có thể xoa bóp bụng cho con theo hình tròn hoặc theo chiều dọc rồi thực hiện ngược lại. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chỉ nên xoa bóp cho con 1-2 lần/ngày và không thực hiện khi trẻ ăn no.

Tắm với nước ấm

Tắm với nước ấm giúp tăng tuần hoàn máu, làm ấm bụng, tạo cảm giác thoải cho trẻ, từ đó hỗ trợ giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng. Mẹ lưu ý trước khi cho trẻ tắm nên kiểm tra nhiệt độ nước khoảng 35 độ là tốt nhất.

Tăng cữ bú

Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh khiến dạ dày của con nhanh rỗng, vì thế mẹ nên tăng cữ bú để rút ngắn thời gian đi ngoài của trẻ. Cụ thể, mẹ nên cho trẻ bú khoảng 15 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau khoảng 90 phút.

Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên sữa chứa thành phần mát dịu với hệ tiêu hóa để con tiêu hóa tốt, đi ngoài dễ dàng hơn. Điển hình là sữa dê Kabrita đã chinh phục nhiều mẹ nuôi con thông thái nhờ ưu điểm êm dịu, nâng niu chiếc bụng vẫn còn non yếu của bé yêu.

Sữa dê Kabrita sở hữu bảng thành phần thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ với 100% đạm A2 βcasein và không có đạm A1 βcasein - yếu tố gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Cùng với nồng độ αs1-casein thấp tạo ra mảng sữa mềm, lỏng và tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu giúp trẻ tiêu hóa suôn sẻ và hấp thu nhanh. Đồng thời, sữa còn bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa của bé yêu như: OligosaccharidesNucleotide giúp tăng đề kháng, bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ, cùng với Β-palmitate và chất xơ GOS hỗ trợ tiêu hóa thuận lợi, tăng trưởng khỏe mạnh.

thời gian giãn ruột của trẻ sơ sinh

Sữa dê Kabrita mang đến nguồn sữa mát chất lượng, an toàn được sản xuất tại Hà Lan, đồng hành cùng hành cùng bé yêu khôn lớn mỗi ngày.

Không chỉ vậy, sữa dê Kabrita còn bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như DHA, ARA và 22 loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện từ trí tuệ đến thể chất. Mẹ có thể yên tâm cho bé yêu nguồn sữa an toàn, chất lượng với hương vị thơm béo, tự nhiên giúp trẻ dễ làm quen và uống ngon miệng.

>> Mẹ mua ngay sữa dê Kabrita chính hãng cho con yêu qua các kênh sau đây: 

Bổ sung lợi khuẩn, chất xơ

Trong giai đoạn giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu, đề kháng và giúp trẻ ăn ngon hơn. 

Với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Vì thế mẹ nên ăn các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, sữa bơ, phô mai,... và chất xơ có trong rau củ (bông cải xanh, cà rốt,...), trái cây (chuối, táo, lê,..) để tăng cường chất lượng sữa.

>>> Bài viết có liên quan: Điểm danh top những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng hỗ trợ tăng cường nhu động ruột hoạt động, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng và ngăn ngừa táo bón. Không chỉ vậy, hoạt động này còn hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng và đúng giờ hơn. Theo đó, mẹ có thể cho trẻ vận động như sau:

  • Cho trẻ nằm ngửa, dùng tay nắm nhẹ phần đầu gối của con rồi di chuyển về phía bụng như động tác xe đạp. 
  • Đặt trẻ nằm ngửa, dùng tay giữ hai chân của con rồi thực hiện di chuyển chân xoay tròn từ bụng sang hai bên rồi xuống dưới.

Chườm ấm

Chườm bụng bằng khăn ấm có tác dụng đẩy hơi trong bụng ra ngoài, cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Theo đó, mẹ nên dùng 2 chiếc khăn nhúng vào nước ấm rồi vắt khô tới khi có độ ấm phù hợp với làn da của trẻ. Sau đó, mẹ gấp nhỏ chiếc khăn lại rồi đặt lên phần bụng của con.

Hy vọng qua đây, mẹ đã hiểu hơn về hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh và có cách chăm sóc con phù hợp hỗ trợ con đi tiêu dễ dàng và đều đặn hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên cho con bú đủ cữ bú, kết hợp bổ sung sữa công thức có thành phần êm dịu, thân thiện với hệ tiêu hóa giúp trẻ trải qua giai đoạn giãn ruột thoải mái, hấp thu dưỡng chất tốt!

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ