Bé đổi sữa bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách xử lý – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Bé đổi sữa bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách xử lý

Đăng lúc 07/09/2023
Bé đổi sữa bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách xử lý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Chắc hẳn các mẹ cũng biết hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm. Do đó không ít lần mẹ gặp trường hợp đổi sữa bé bị tiêu chảy và nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa khác. Vậy khi đó, mẹ xử trí thế nào? Qua bài viết này, Kabrita chia sẻ rõ hơn về nguyên nhân khiến bé mới đổi sữa bị tiêu chảy và có hướng khắc phục hiệu quả lâu dài. Mời các mẹ cùng tham khảo!

Vì sao bé bị tiêu chảy khi đổi sữa?

Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất:

Trẻ bất dung nạp đường lactose

Dị ứng Lactose (bất dung nạp Lactose) là tình trạng ruột non không sản sinh đủ enzyme Lactase để tiêu hóa Lactose - một loại đường tự nhiên có trong sữa. Lúc này, cơ thể trẻ không thể hấp thụ hết Lactose, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy hoặc đi phân chua, đau bụng, buồn nôn, nôn,... 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này như sinh non, rối loạn nhiễm sắc thể, hệ tiêu hóa bị tổn thương do sự tấn công của virus, vi khuẩn,...

Trẻ bị khó tiêu với đạm sữa bò

Trong một số trường hợp như trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú sữa bò công thức bị tiêu chảy thì rất có thể trong sữa bò có chứa đạm A1 β-casein.

Theo đó, A1 β-casein (gọi là đạm A1) khi tiêu hóa ở ruột non sẽ tạo ra một peptide có tên là beta-casomorphin-7 (BCM-7). Đây là một chất gây rối loạn tiêu hóa với các dấu hiệu như đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, đầy hơi, viêm ruột ở trẻ.

đổi sữa bé bị tiêu chảy

Đạm sữa bò có chứa A1 β-casein có thể khiến bé bị tiêu chảy.

Loại sữa mới không phù hợp với trẻ

Ở một số trẻ đổi sữa bị tiêu chảy là do cơ địa không phù hợp với loại sữa mới. Hoặc có thể do các mẹ lựa chọn loại sữa có thành phần không phù hợp với độ tuổi của con.

Bảo quản hoặc pha sữa sai cách

Sữa công thức nếu không được bảo quản đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Cụ thể nếu bảo quản sữa ở môi trường có nhiệt độ cao hoặc quá ẩm ướt có thể khiến thành phần sữa bị biến chất. Hoặc với một số mẹ sau khi pha sữa xong thì quên đậy nắp kín, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc xâm nhập vào sữa. Hậu quả là trẻ uống sữa bị tiêu chảy.

>>> Xem thêm: Sữa công thức pha xong để được bao lâu và bảo quản như thế nào?

Bên cạnh đó, nếu mẹ không tiệt trùng dụng cụ pha sữa, hoặc không rửa tay trước khi pha sữa cũng là lý do khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Một số mẹ còn có thói quen để sữa qua đêm hoặc để trong thời gian quá dài gây nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy hết sức lưu ý những điều này, mẹ nhé!

Cách xử lý khi bé mới đổi sữa bị tiêu chảy

Khi nhận thấy trẻ bị tiêu chảy sau khi đổi sữa, mẹ nên đưa trẻ đi đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. Không nên tự ý đổi sữa khi chưa biết được chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy ở con.

Trường hợp trẻ bất dung nạp đường Lactose

Mẹ nên cho con chuyển sang loại sữa không có Lactose - Giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp trẻ vượt qua giai đoạn bị tiêu chảy. Đồng thời, mẹ nên bổ sung thêm canxi cho con vì chế độ ăn không Lactose sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi.

Trường hợp trẻ khó tiêu với đạm A1 hoặc không phù hợp loại sữa mới

Lúc này, mẹ có thể cho trẻ bú sữa mẹ lại, hoặc cho con đổi sang sữa công thức mới.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh hiện đại có xu hướng chọn sữa dê cho con bởi đặc tính dịu nhẹ với hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong nguồn sữa dê nguyên chất không chứa đạm A1, do đó hạn chế tối đa tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thay vào đó, sữa dê chứa 100% đạm A2 nên rất dễ tiêu hóa. Các nghiên cứu còn chỉ ra sữa dê chứa ít đạm αs1 casein, giúp tạo ra các mảng sữa đông mềm, hỗ trợ bé tiêu hóa thuận lợi.

Trên thị trường sữa dê công thức hiện nay, có một thương hiệu được nhiều mẹ nhắc đến, đó là Kabrita có xuất xứ từ Hà Lan. Đặc biệt vài năm gần đây, sữa dê Kabrita đã được nhập khẩu chính hãng tại Việt Nam, có mặt ở hầu hết các cửa hàng Mẹ & Bé uy tín trên toàn quốc.

Sở dĩ đây là sản phẩm được ưa chuộng là bởi vì vừa kế thừa đặc tính dịu nhẹ của sữa dê nguyên bản, vừa được các chuyên gia dinh dưỡng Hà Lan bổ sung thêm vài thành phần đặc biệt. Cụ thể là chất xơ GOS và Beta-palmitate tốt cho đường ruột, điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu để hạn chế hình thành các mảng sữa đông. Nhờ vậy mà hệ tiêu hóa của trẻ ngày càng khỏe mạnh, thúc đẩy khả năng hấp thu và phát triển của cơ thể.

bé đổi sữa bị tiêu chảy

Mẹ có thể an tâm vì công thức sữa dê Kabrita đã được nghiên cứu kỹ lưỡng nên có mùi vị thơm ngon, trẻ rất dễ uống.

Truy cập TẠI ĐÂY để cập nhật giá sữa dê Kabrita mới nhất dành cho trẻ. Hoặc nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm, mẹ đừng ngại mà hãy gọi ngay Hotline 1900 3454 để được tư vấn tận tình.

Cách đổi sữa cho bé không bị tiêu chảy

Để phòng tránh tình trạng bé đổi sữa bị đi ngoài, mẹ có thể xem thêm các tips sau:

Chọn sữa phù hợp độ tuổi của trẻ: Mỗi loại sữa công thức có thành phần khác nhau, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé khác nhau ở từng độ tuổi. Đối với sữa công thức Kabrita số 1, mẹ nên chọn cho bé từ 0 - 12 tháng. Đối với sữa công thức Kabrita số 2, mẹ nên chọn cho bé từ 12 - 24 tháng. Sản phẩm sữa công thức Kabrita số 3 chỉ dành cho bé trên 24 tháng tuổi.

Không nên đổi sữa cho trẻ thường xuyên: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên cần một thời gian để thích ứng với loại sữa mới, từ đó mới tiêu hóa và hấp thu tốt. Xem thêm: Kinh nghiệm bao lâu nên đổi sữa công thức cho bé?

Chia nhỏ lượng sữa để bé thích nghi: Ban đầu, mẹ có thể cho con uống khoảng 30ml sữa, sau đó theo dõi khả năng tiếp thu sữa của trẻ rồi mới tăng dần lượng sữa. Đổi sữa theo mô hình bậc thang: sau khi cho bé thử 30ml sữa mới, bé chấp nhận và không có biểu hiện bất thường về tiêu hóa hoặc dị ứng, tiếp theo mẹ sẽ thay thế 1 cữ sữa hiện tại bằng 1 cữ sữa mới, ngày thứ 2 tăng lên 2 cữ sữa mới… sao cho 5-7 ngày bé sẽ chuyển hoàn toàn sang sữa mới. Mục đích để hệ tiêu hóa của bé thích nghi, tránh gây rối loạn tiêu hóa cho bé.

Pha sữa và bảo quản đúng cách: Sau khi mua về, mẹ nên kiểm tra hạn sử dụng của sữa (không cho con dùng sữa hết hạn). Trước khi pha sữa cho bé, mẹ nên rửa tay sạch sẽ, tiệt trùng dụng cụ, vệ sinh khu vực pha sữa. Tiến hành pha sữa theo tỷ lệ mà nhà sản xuất khuyến cáo. Lưu ý, bảo quản sữa ở nơi thoáng mát, không bảo quản trong tủ lạnh. Đối với hộp sữa đã được mở nắp, chỉ nên sử dụng trong vòng 4 tuần.

bé mới đổi sữa bị tiêu chảy

Sữa dê Kabrita nếu được pha đúng công thức sẽ càng giúp hệ tiêu hóa của trẻ thêm khỏe mạnh.

Hy vọng với những thông tin trên, mẹ “bỏ túi” thêm vài kinh nghiệm để tránh tình trạng đổi sữa bé bị tiêu chảy. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết khác tại website https://www.kabrita.vn/. Kabrita luôn đồng hành cùng các mẹ trên hành trình nuôi bé lớn khôn.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục