Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Nhiều mẹ thường trăn trở không biết khi nào nên đổi sữa và cách đổi sữa cho bé thế nào để con không gặp vấn đề tiêu hóa. Đừng lo lắng, dưới đây Kabrita sẽ mách nhỏ mẹ kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả, giúp con phát triển khỏe mạnh đúng giai đoạn.
Có nên đổi sữa cho bé không?
Với câu hỏi mẹ có nên đổi sữa công thức cho trẻ không thì đáp án là CÓ. Điều này đảm bảo trẻ nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết theo từng giai đoạn, từ đó phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống lẫn sức khỏe của trẻ thì khi quyết định đổi sữa, cha mẹ cần dựa vào các yếu tố như: độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng; tình trạng sức khỏe; sở thích, khẩu vị của bé và khả năng tài chính của gia đình. Mặt khác, loại sữa được sử dụng cần có công thức phù hợp độ tuổi, thành phần tự nhiên, không chứa đạm khó tiêu để bé tiêu hóa dễ dàng, đi phân tốt…
Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc trẻ sơ sinh đổi sữa liên tục có sao không, hay nếu con uống không hợp thì có nên đổi sữa liên tục cho bé? Đáp án là KHÔNG, bởi mỗi loại sữa công thức sẽ tạo ra môi trường vi sinh đường ruột khác nhau và trẻ cần thời gian để làm quen với nguồn dinh dưỡng mới này. Nếu đổi sữa liên tục có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá và khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ.
Chưa kể, phụ huynh cần tránh tình trạng “chạy” theo quảng cáo để chuyển sang loại sữa mới được giới thiệu chứa nhiều đạm giúp tăng cân, tăng chiều cao, hay chứa dưỡng chất giúp bé phát triển trí não… Việc đổi này không chỉ gây lãng phí tiền bạc mà còn tác động xấu đến sức khỏe tổng thể, hệ tiêu hóa, miễn dịch, thậm chí là rối loạn khẩu vị của trẻ. Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ huynh chỉ thật sự đổi sữa vào những thời điểm cần thiết.
Để trẻ phát triển tốt nhất, phụ huynh chỉ nên tìm cách đổi sữa cho con vào những thời điểm cần thiết.
Khi nào nên đổi sữa cho bé? Thời điểm khuyến nghị mẹ nên đổi sữa cho bé
Dưới đây là các thời điểm đổi sữa cho bé mà mẹ cần biết:
Trẻ ở giai đoạn chuyển sang mốc thời gian quan trọng
Cách đổi sữa cho bé đúng cách được các chuyên gia khuyến nghị là dựa theo độ tuổi. Bởi ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cũng như khả năng tiêu hóa khác nhau. Vậy mấy tháng nên đổi sữa cho bé? Theo đó, với trẻ sơ sinh 0 - 12 tháng, mẹ chỉ nên dùng sữa công thức số 1, có tỷ lệ dinh dưỡng cân đối phù hợp với sự hấp thu và chuyển hóa ở trẻ. Đến khi trẻ trên 12 tháng thì mẹ chuyển sang sữa công thức số 2 và dùng sữa công thức số 3 với trẻ từ 24 tháng trở lên.
Việc chọn sữa phù hợp độ tuổi giúp đảm bảo con yêu được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cần thiết để tăng trưởng khỏe mạnh. Nhưng cần lưu ý, cách đổi sữa cho bé 1 tuổi trở xuống khoa học là chỉ nên cho con uống sữa công thức. Mẹ tuyệt đối không cho bé uống sữa tươi vì loại sữa này có hàm lượng đạm và khoáng chất khá cao, nếu sử dụng có thể gây ra những vấn đề về hệ tiêu hóa (như chướng bụng, khó tiêu) và thận của trẻ, về lâu dài làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao và béo phì khi trưởng thành.
Khi sữa không hợp khẩu vị của bé, bé không chịu hợp tác
Bên cạnh việc quan tâm đến thành phần dinh dưỡng và độ tuổi sử dụng, mẹ đừng quên lựa chọn vị sữa mà con yêu thích. Bởi không phải cứ sữa đắt tiền hay có công dụng vượt trội là tốt cho bé, vì đôi khi chúng có thể không phù hợp với sở thích, khẩu vị của con. Vì thế khi nhận thấy đổi sữa bé không chịu bú, quấy khóc… mẹ nên chuyển loại sữa có mùi hợp khẩu vị của bé, tránh bắt ép con sẽ sợ uống sữa, dẫn đến lười bú và ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
Chọn sữa có mùi vị thanh nhạt tự nhiên là cách đổi sữa cho bé 2 tháng tuổi trở lên giúp con uống ngoan và hỗ trợ tăng trưởng tốt.
Khi trẻ bị dị ứng, không hợp với sữa công thức hiện tại.
Nhiều phụ huynh cũng thắc mắc trong quá trình sử dụng bé bị táo bón có nên đổi sữa, hay có nên đổi sữa khi bé không tăng cân? Theo đó, nếu bé uống sữa công thức bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm, mẹ chỉ cần bổ sung nhiều rau, chất xơ, uống nhiều nước… và quan trọng là tập thói quen đi tiêu hàng ngày. Song song, mẹ có thể thử đổi sang loại sữa có bổ sung chất xơ để bé cải thiện dần tình trạng táo bón.
Mặt khác, do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá non nớt và nhạy cảm, nên phụ huynh cần chú ý theo dõi các phản ứng của cơ thể trẻ sau mỗi lần dùng sữa. Nếu trẻ có dấu hiệu nôn trớ, táo bón, chậm hoặc không tăng cân… thì mẹ nên ngừng cho con uống sữa ngay. Điều này có thể do trẻ bị dị ứng đạm hoặc không hấp thu được các thành phần trong sữa.
Trong đó, đa phần nguyên nhân gây dị ứng hoặc mẫn cảm ở trẻ là do uống sữa bò công thức. Mặc dù cơ chế chính gây mẫn cảm sữa bò chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, các triệu chứng có thể bao gồm táo bón, tiêu chảy, nghẹt mũi mãn tính, chàm da… Đối với những trường hợp này, bác sĩ có thể gợi ý mẹ cho con sử dụng sữa dê thay thế.
Điều này hoàn toàn được chứng thực về độ hiệu quả, bởi trong sữa dê chứa 100% đạm quý A2 ß-casein, không có đạm A1 ß-casein (loại đạm gây rối loạn tiêu hóa có nhiều ở sữa bò), nồng độ đạm αs1-casein thấp nên tạo ra sữa đông mềm và lỏng hơn, nhờ vậy trẻ dễ dàng tiêu hóa. Bên cạnh đó, sữa dê còn chứa phong phú hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời.
Sữa dê Kabrita - Nguồn dinh dưỡng mát lành, dịu nhẹ với hệ tiêu hóa bé yêu Bật mí cho mẹ Kabrita là thương hiệu sữa dê số 1 thế giới, đạt các chứng nhận an toàn GRAS của FDA và chứng nhận EFSA, đảm bảo nguồn sữa chất lượng thơm ngon, đạt chuẩn Châu Âu. Đặc biệt mới đây, Kabrita còn rất vinh dự được trao tặng giải thưởng Best Infant Nutrition 2022 (Dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh) tại lễ trao giải World Dairy Innovation Awards 2022. Không chỉ kế thừa những tinh túy vượt trội của sữa dê, Kabrita còn có công thức cải tiến, khác với các sản phẩm sữa dê khác trên thị trường là bổ sung nhiều dưỡng chất như: chất xơ GOS, Beta-palmitate, HMO, đặc biệt là tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu hạn chế hình thành các mảng sữa đông. Chưa hết, thành phần sữa dê Kabrita còn chứa DHA và ARA giúp phát triển tư duy và trí tuệ của trẻ, cùng với 22 loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp con yêu có nền tảng dinh dưỡng vững chắc. Từ khi chuyển sang sữa dê Kabrita, con yêu chẳng những không còn gặp các vấn đề tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, nôn trớ...), mà còn hấp thu nhanh dưỡng chất, góp phần thúc đẩy tăng cân và chiều cao đều đặn. Với hương vị sữa nhạt thanh, mát lành tự nhiên, hợp khẩu vị của trẻ giúp nhiều mẹ thêm an tâm con bú ngon, bú khỏe để phát triển khỏe mạnh. Cho con “kết thân” cùng Kabrita là cách đổi sữa cho bé mẫn cảm với sữa bò được hàng triệu bà mẹ tin dùng. Còn bạn thì sao? Hiện Kabrita có 3 dòng sữa chính, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở từng độ tuổi. Mẹ truy cập TẠI ĐÂY để biết thêm giá cả và mua hàng ngay nhé! |
Hướng dẫn cách chuyển đổi sữa cho bé tránh rối loạn tiêu hóa
Để áp dụng cách đổi sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thuận lợi, cho con hấp thu dưỡng chất tối ưu, mẹ hãy “bỏ túi” một số lưu ý sau:
Đổi sữa mới hoàn toàn
Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với loại sữa cũ, phụ huynh cần mau chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn thay đổi nhãn sữa khác. Tránh để trẻ dị ứng sữa quá mức có thể xảy ra tình trạng sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Để biết được bé có không hợp với loại sữa đang sử dụng hay không, bạn cần lưu ý các biểu hiện sau: Da nổi mề đay, chàm da, tiêu chảy, ói ra máu hoặc đi phân lẫn máu… Khi có những biểu hiện trên, tức là trẻ bị dị ứng với sữa bò.
Khi bắt đầu đổi sữa thì cần có giai đoạn chuyển tiếp
Đây là nguyên tắc đổi sữa cho bé quan trọng, nhằm kiểm tra xem sữa có phù hợp hoặc giúp bé có thời gian thích nghi với loại sữa công thức mới. Thực hiện như sau:
- Bước 1: Pha tỷ lệ sữa mới bằng ⅓ tổng lượng sữa, cho uống 2 - 3 ngày rồi quan sát phản ứng. Nếu trẻ không có hiện tượng bú ít, bỏ bú hay tiêu chảy thì tiếp tục tăng.
- Bước 2: Pha tỷ lệ sữa mới bằng ½ tổng lượng sữa và tiếp tục quan sát bé uống trong 2 - 3 ngày.
- Bước 3: Pha tỷ lệ tăng sữa mới bằng ⅔ tổng lượng sữa và tiếp tục quan sát bé uống trong 2 - 3 ngày.
- Bước 4: Khi đã xác định bé không có phản ứng bất thường với sữa, mẹ có thể pha hoàn toàn sữa mới.
Lưu ý khi đổi sữa cho bé là nên thực hiện từ từ. Mẹ hãy thay một bữa cữ sữa cũ bằng cữ sữa mới cho đến khi có thể thay thế hoàn toàn để giúp hệ tiêu hóa của bé kịp thích nghi.
Pha sữa đúng công thức và bảo quản đúng cách
Việc pha sữa sai cách có thể khiến bé bị đau bụng, gặp phải nhiều vấn đề tiêu hóa và không hấp thu đủ dinh dưỡng để phát triển. Vì thế, khi pha sữa, mẹ nên làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh pha quá đặc hay quá loãng. Đồng thời chỉ dùng nước đun sôi để nguội khoảng 40 độ C pha sữa, không được dùng nước quá nóng có thể biến đổi chất dinh dưỡng trong sữa hoặc nước nguội sẽ khiến sữa vón cục, khó tiêu.
Ngoài ra, để bảo quản sữa, mẹ nên ngâm bình trong chậu nước nóng khoảng 10 phút và cho con uống hết trong vòng 2 giờ sau khi pha. Tránh để trẻ uống lại sữa thừa có thể bị nhiễm khuẩn gây hại sức khỏe.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng mẹ đã có thêm thông tin hữu ích về cách đổi sữa cho bé không bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa để hỗ trợ bé yêu tăng trưởng đạt chuẩn. Ngoài hiểu rõ cách đổi sữa công thức cho bé như thế nào là tốt, điều quan trọng hơn hết là phụ huynh cần lựa chọn dòng sữa chất lượng, dịu nhẹ và tránh thay đổi sữa đột ngột. Hãy tuân thủ nguyên tắc “Giảm 1 cữ sữa cũ - Thay vào 1 cữ sữa mới”, dần dần cho đến khi hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi hoàn toàn, mẹ nhé!
>>> Xem thêm: