Kabrita Việt Nam

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì? Nên khắc phục thế nào?

Đăng lúc 04/07/2023
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì? Nên khắc phục thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Khi nuôi con, chắc hẳn cha mẹ đã từng thấy con khóc dai dẳng thất thanh, nhưng dù dỗ dành thế nào con cũng không thể nín. Tình trạng này có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Thực ra, đây là dấu hiệu của chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh tư thế cho con bú hay massage bụng cho con. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ khóc kéo dài và kèm theo dấu hiệu bất thường, khi đó cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề (hay còn gọi là hội chứng colic hoặc đau co thắt) là tình trạng trẻ sơ sinh khóc nhiều giờ liền vào buổi chiều tối hoặc ban đêm, khó dỗ dành, thường xảy ra trong giai đoạn 2 - 3 tuần đến 3 tháng tuổi.

Tình trạng khóc nhiều ở trẻ không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, mà còn khiến cha mẹ trở nên căng thẳng, mệt mỏi.

khóc dạ đề

Khóc dạ đề là tình trạng trẻ quấy khóc liên tục khiến trẻ suy giảm sức khỏe, cha mẹ cũng căng thẳng và mệt mỏi.

Dấu hiệu trẻ khóc dạ đề

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề thường có các biểu hiện như dưới đây:

  • Trẻ khóc thét rất dữ dội, toàn thân và mặt đều đỏ ửng.
  • Khi bé khóc, tay nắm chặt, hai chân co về phía bụng và bụng căng cứng. 
  • Đầu gối co lên, lưng cong trong tư thế oằn người.
  • Trẻ không thể ngủ thẳng giấc, mà đột ngột khóc ré lên trong lúc ngủ.
  • Việc bú mớm cũng bị ảnh hưởng vì con quấy khóc nhiều, thậm chí nhiều bé còn bỏ bú.
  • Thời gian khóc có thể kéo dài hơn 3 giờ/ngày, hơn 3 ngày/tuần, hơn 3 tuần/tháng.
  • Tần suất khóc giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn từ 4 - 6 tháng.

Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề

Theo các chuyên gia nhi khoa, cho đến nay vẫn chưa có minh chứng khoa học giải thích nguyên nhân của khóc kéo dài hàng giờ ở trẻ sơ sinh vào ban đêm. Dưới đây là một số giả thuyết được các chuyên gia đồng tình:

  • Trẻ bị đói: Thông thường, nhu cầu bú mẹ của trẻ sơ sinh vô cùng cao. Do đó, việc trẻ khóc liên tục có thể do các cữ bú quá xa, hoặc mỗi cữ bú chưa đủ no khiến bé nhanh đói.
  • Trẻ bú sữa quá no: Mẹ vì sợ bé đói mà cố gắng cho con bú quá nhiều trong một cữ cũng khiến con bị đầy hơi, chướng bụng, dẫn đến cơ thể mệt mỏi và liên tục quấy khóc.
  • Quần áo hoặc tã gây khó chịu: Nếu tã quá bẩn, quần áo không sạch sẽ hoặc mẹ mặc tã quá chật khiến phần dưới con không thoải mái, đau rát. Lúc này, bé sẽ biểu hiện sự khó chịu bằng cách khóc liên tục không dứt.
  • Ngủ không được trọn giấc: Cũng như người lớn, giấc ngủ với trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Nếu không ngủ đủ giấc, nhiều trẻ sẽ quấy khóc liên tục.
  • Dị ứng với thực phẩm từ chế độ ăn uống của mẹ: Dinh dưỡng của mẹ tác động trực tiếp đến chất lượng sữa, trong đó có thể chứa các chất dễ gây dị ứng cho con. Biểu hiện thường thấy là đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn, táo bón,...
  • Trẻ mẫn cảm với sữa công thức: Nếu trẻ sử dụng sữa bò công thức và có biểu hiện khóc dạ đề thì có thể con đã bị dị ứng với protein trong sữa bò. Khi đó, ngoài quấy khóc, con có thể bị nôn mửa, thở khò khè, tiêu chảy, thậm chí là lẫn máu trong phân.
  • Do bệnh lý: Các nguyên nhân bệnh lý như đau tai, loét miệng, dị ứng da do mặc tã, hoặc rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy,...) cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khóc dạ đề.

trẻ khóc dạ đề

Trẻ bị đói, ngủ không ngon giấc, dị ứng thực phẩm,... là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng khóc dạ đề.

Phân biệt khóc dạ đề và khóc do bệnh lý

Nhiều phụ huynh thấy con khóc thét, không biết con có phải rơi vào tình trạng khóc dạ đề không, hay đang bị ảnh hưởng bệnh lý. Thực ra có cách nhận biết cả đấy!

Thông thường, trẻ khóc dạ đề thường quấy khóc vào buổi chiều tối, các cơn khóc rất dai dẳng, khó dỗ dành nhưng trẻ vẫn bú tốt và tăng cân bình thường. Còn trẻ khóc do bệnh lý sẽ kèm theo các biểu hiện như sốt, lừ đừ, thở khò khè, bỏ bú, cơ thể suy nhược,...

Cha mẹ không cần lo trẻ sơ sinh khóc dạ đề bao lâu thì hết, bởi trẻ thường tự khỏi sau 3 tháng tuổi. Còn nếu thấy con có biểu hiện khóc do bệnh lý, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Khi con bị khóc dạ đề, để phần nào giảm bớt sự quấy khóc của con, cha mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau:

Ôm ấp và dỗ dành trẻ

Khi con quấy khóc, các bậc phụ huynh đừng nên mất kiên nhẫn mà hãy nhẹ nhàng ôm bé vào lòng để con cảm nhận được nhịp tim và hơi ấm của cha mẹ. Đồng thời, người lớn cũng có thể hát ru con bằng những bài hát quen thuộc khi con còn trong bụng mẹ, giúp con thấy dễ chịu và nín khóc nhanh.

Không rung lắc trẻ

Một số phụ huynh vì muốn con ngừng khóc nên thường rung lắc trẻ, tuy nhiên điều này là không nên. Bởi với trẻ sơ sinh, phần đầu và cổ chưa cứng cáp, nếu rung lắc mạnh có thể khiến bé bật ngửa ra sau, dẫn đến não va đập vào thành sọ rất nguy hiểm.

Massage bụng cho trẻ

Massage cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết vì giúp thư giãn cơ bắp, giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, giúp trẻ ngủ ngon và thoải mái hơn. Theo đó, mẹ có thể đặt con nằm ngửa trên giường, đặt các ngón tay lên bụng bé và xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ theo hướng từ lỗ rốn ra ngoài bụng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm các cơn khóc dạ đề của trẻ mẹ nhé!

Thay đổi chế độ ăn của mẹ nếu trẻ bú mẹ

Nếu trẻ bú mẹ, mẹ nên thay đổi chế độ ăn, loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng với trẻ sơ sinh, đặc biệt là các loại hạt hoặc lúa mì, một số loại hải sản giáp xác như tôm, cua, sò. Theo đó, mẹ nên ngừng từng nhóm thức ăn trong vòng 1 tuần, đồng thời quan sát xem cơn khóc dạ đề của trẻ có giảm không. Trường hợp không cải thiện, mẹ hãy ngừng nhóm thức ăn tiếp theo và tiếp tục theo dõi. Lưu ý, tuyệt đối không nên ngưng sữa mẹ vì với trẻ sơ sinh, đây vẫn là nguồn dưỡng chất cực kỳ quan trọng.

trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống, ưu tiên các loại thực phẩm mát sữa lành mạnh, ít gây dị ứng để trẻ được hấp thu nguồn dưỡng chất tốt nhất.

Điều chỉnh tư thế cho bú và không ép trẻ bú khi đã no

Khi cho con bú, mẹ nên để bé ngồi hoặc nằm trong tư thế thẳng người. Sau khi bé bú xong, mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ để tránh tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Đồng thời, ở mỗi cữ bú, mẹ cũng nên cho con bú lượng sữa vừa đủ, đừng cho bé bú quá no để tránh bị trào ngược, khó đầy hơi, khiến cơ thể mệt mỏi.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như khóc kéo dài gần 4 giờ kèm theo đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, sốt, chướng bụng, tiểu ra máu, cơ thể mệt lã,... Còn nếu sau những cơn khóc kéo dài, bé trở lại vui vẻ, bú tốt, thì cha mẹ hãy yên tâm, sau 3 tháng đầu đời, các triệu chứng khóc dạ đề sẽ được cải thiện.

Qua bài viết trên, hy vọng khi gặp trường hợp trẻ khóc dạ đề, cha mẹ có thể bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Đồng thời, đừng quên cho bé bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức phù hợp để cơ thể con khỏe mạnh và phát triển tốt hơn nhé!

Kabrita -  Sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa và cung cấp canxi cho trẻ

Trong các trường hợp như trẻ rối loạn tiêu hóa hoặc thiếu hụt canxi cũng khiến trẻ quấy khóc thường xuyên. Khi đó, mẹ có thể tham khảo sữa dê Kabrita với thành phần đạm 100% là đạm quý A2 dễ tiêu hóa, không chứa đạm A1 khó tiêu, kết hợp với nồng độ αs1-casein thấp khi vào dạ dày tạo những mảng sữa đông mềm nhỏ, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung chất xơ GOS và Β-palmitate giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường tiêu hóa, nhờ vậy mà bụng trẻ dễ chịu, bớt quấy khóc. 

Đặc biệt, công thức Kabrita còn chứa nguồn Canxi dồi dào, với hàm lượng 48 - 132mg/100ml (tùy theo sản phẩm cho từng độ tuổi), giúp trẻ phát triển răng và xương, khắc phục tình trạng đổ nhiều mồ hôi và quấy khóc về đêm.

bé khóc dạ đề

Sữa dê Kabrita chứa hệ dưỡng chất ưu việt, giúp trẻ khỏe bụng - ngủ ngon, phát triển tốt.

Để tìm hiểu thêm thông tin về sữa dê Kabrita cho trẻ, phụ huynh có thể gọi Hotline 1900 3454, hoặc truy cập TẠI ĐÂY.

 
>>> Xem thêm:
Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ