Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt có sao không, xử trí thế nào? – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt có sao không, xử trí thế nào?

Đăng lúc 25/04/2023
Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt có sao không, xử trí thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt thường xuyên khiến phụ huynh lo lắng, không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì và liệu có nguy hiểm cho sức khỏe của con không. Hãy cùng Kabrita tham khảo bài viết dưới đây để xác định vì sao trẻ đi phân có bọt và cách xử lý tình trạng này hiệu quả.

Nhận biết hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Bình thường, trẻ sơ sinh đi tiêu khoảng 2 - 3 lần trong ngày, tính chất phân có thể thay đổi tùy vào trẻ bú mẹ hoặc bú sữa công thức. Theo đó, phân của trẻ bú mẹ có màu vàng, sền sệt, hơi chua; trong khi phân của trẻ uống sữa công thức có màu nâu hoặc xanh, mùi thối và kết cấu đặc hơn. 

Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện trẻ đi ngoài có bọt, phân lỏng kèm dịch nhầy với tần suất nhiều lần trong ngày thì có thể là trẻ bị tiêu chảy. Cụ thể hơn, biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Tần suất đi tiêu tăng hơn 5 - 7 lần/ngày. 
  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú. 
  • Quấy khóc là dấu hiệu thường gặp khi trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có bọt. 
  • Phân trẻ sơ sinh có bọt, có dịch nhầy và máu, đồng thời phân chuyển màu sắc, mùi hôi khó chịu. 
  • Trẻ bị sốt cao. 
  • Nôn trớ
  • Sụt cân nhanh chóng. 

trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt kéo dài, đồng thời sốt cao, mất nước hoặc sụt cân thì cha mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt chủ yếu do 6 nguyên nhân sau đây:    

Hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là một trong những dấu hiệu thường gặp của rối loạn tiêu hóa. Bệnh này là do chức năng đường ruột còn yếu ớt, chưa phát triển hoàn thiện nên chưa thể chống lại sự tấn công của mầm bệnh xung quanh. Ngoài đi cầu có bọt thường xuyên thì đôi khi cha mẹ còn nhìn thấy trẻ bị đầy hơi, sôi bụng hoặc bụng chướng đau khi chạm vào.

Do mọc răng

Cơn đau khi răng mọc có thể làm ruột kích ứng, tạo ra nhiều dịch nhầy trong tiêu hóa, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nước.

Do trẻ bú sữa đầu của mẹ

Sữa mẹ bao gồm sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu ít dinh dưỡng và chứa nhiều đường hơn, có thể khiến đường ruột của trẻ bị kích thích. Đồng thời, hàm lượng đường không được tiêu hóa toàn bộ, dễ làm cho trẻ sơ sinh đi phân lỏng và có bọt liên tục. 

phân trẻ sơ sinh có bọt

Sữa đầu của mẹ với hàm lượng đường cao, ít chất dinh dưỡng chính là nguyên nhân gây ra khó tiêu, đi ngoài phân có bọt ở trẻ sơ sinh. 

Do chế độ ăn của mẹ 

Nhiều trường hợp trẻ bú mẹ đi ngoài có bọt là do chế độ ăn của mẹ không hợp lý. Cụ thể, trong thời gian cho con bú, nếu mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ và ít chất xơ thì sẽ ảnh hưởng chất lượng nguồn sữa, dẫn đến khi trẻ bú mẹ có nguy cơ táo bón, sôi bụng hoặc đi ngoài phân sủi bọt. 

Nhiễm khuẩn đường ruột

Tình trạng này chủ yếu là do trong quá trình chăm sóc, cha mẹ chưa cẩn thận trong việc tiệt trùng dụng cụ pha sữa, dụng cụ ăn uống của trẻ. Hoặc, có thể là do trẻ sơ sinh mút tay thường xuyên, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng tấn công vào đường ruột, gây ra nhiễm trùng và khiến trẻ đi ngoài nhiều lần có bọt. 

Do sữa công thức

Có 3 lý do vì sao khi uống sữa công thức, trẻ sơ sinh đi tướt sủi bọt:

  • Chưa làm quen với sữa công thức: Cơ thể của trẻ đã quen với việc tiêu hóa sữa mẹ. Vì vậy, nếu đột ngột đổi sang một loại sữa khác, có thể làm cho tiêu hóa không kịp làm quen, từ đó dễ gây ra rối loạn tiêu hóa với biểu hiện thường gặp là đau bụng, đi ngoài phân lỏng kéo dài. 
  • Không dung nạp với đường lactose: Bất dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể không có men lactase để tiêu hóa đường lactose trong sữa công thức. Điều này dẫn đến khi trẻ bú sữa, lactose bị đẩy xuống ruột già thay vì phân hủy ở ruột non. Tại đây, vi khuẩn phân giải lactose thành chất lỏng và khí, khiến trẻ sôi bụng đi ngoài có bọt, phân lỏng, mùi hôi khó chịu. 
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với sữa bò: Dị ứng đạm sữa bò và mẫn cảm với sữa bò đều gây ra triệu chứng khó chịu ở tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, nôn trớ, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng có bọt. Tuy nhiên, cách xử lý cho 2 vấn đề này hoàn toàn khác nhau nên tốt nhất, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chỉ định phù hợp cho từng tình trạng. 

Trẻ chưa quen với đồ ăn dặm 

Trẻ sơ sinh đã quen hấp thu thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như sữa mẹ. Vì vậy, khi chuyển sang các loại thực phẩm cứng, thô hơn có thể làm cho tiêu hóa chưa kịp thích ứng, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề như táo bón, đầy bụng hoặc đi ngoài phân lỏng sủi bọt. 

trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng

Nhiều trẻ ăn dặm hay đi ngoài sủi bọt là do hệ thống tiêu hóa chưa quen với thức ăn thô, phức tạp hơn sữa mẹ. 

Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt có sao không, mẹ cần làm gì?

Dựa vào mức độ nhẹ - nặng khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt mà có cách xử trí phù hợp dành cho phụ huynh tham khảo như sau:

Trường hợp bình thường

Nếu em bé đi phân có bọt nhưng tần suất dưới 3 lần/ngày, đồng thời cân nặng tăng đều, không có dấu hiệu bất thường khác thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Khi ấy, hãy thực hiện cách xử trí sau đây để cải thiện tiêu hóa của trẻ:

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Đối với các mẹ đang cho con bú, mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học hơn. Cụ thể là bổ sung các loại rau củ, sữa chua và uống nhiều nước, thay vì ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ để nâng cao chất lượng nguồn sữa, giúp trẻ bú mẹ đi ngoài đều đặn, có khuôn phân tốt.

Đối với trẻ uống sữa công thức

Mẹ nên cho con uống đan xen sữa mẹ và sữa công thức, đồng thời theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu sau 1 - 2 tuần trẻ không có dấu hiệu bất thường thì có thể chuyển sang chế độ bú bình hoàn toàn. 

Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt là do bất dung nạp Lactose trong sữa công thức, phụ huynh nên đổi loại sữa khác, không có hoặc có rất ít đường Lactose. Tương tự, khi trẻ dị ứng đạm sữa bò thì tất cả sản phẩm làm từ sữa bò phải được loại khỏi chế độ ăn của trẻ một thời gian. Đặc biệt, nếu trẻ chỉ mẫn cảm với sữa bò thì phụ huynh có thể chuyển sang cho con uống sữa dê. 

Trong đó, sữa dê Kabrita là lựa chọn đầu tư lâu dài của nhiều phụ huynh dành cho trẻ. Điểm nổi bật của sản phẩm là kế thừa toàn bộ đặc tính dịu nhẹ của sữa dê, chứa đạm quý A2 ß-casein, không có đạm A1 ß-casein và có hàm lượng αs1-casein (tác nhân làm kích ứng tiêu hóa) thấp hơn sữa bò. Qua đó, giúp trẻ khi uống sữa có trải nghiệm tiêu hóa dễ chịu, đi ngoài phân tốt, không còn lợn cợn hay sủi bọt như trước đây.

trẻ sơ sinh đi phân có bọt

Sữa dê Kabrita chứa 100% đạm quý A2 giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và ít gặp phải đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc đi ngoài có bọt. 

Sữa dê Kabrita còn có hệ dưỡng chất quý giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh như Oligosaccharides, Nucleotide, chất xơ GOS, Beta-palmitate, đặc biệt là tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông, cho trẻ hấp thu nhanh và ít gặp phải rối loạn tiêu hóa. 

Từ khi chuyển sang cho con uống sữa dê Kabrita, mẹ an tâm hơn khi trẻ sơ sinh không còn đi ngoài sủi bọt, ngược lại tiêu hóa khỏe mạnh giúp con dễ tiếp nhận dinh dưỡng trong bữa ăn, từ đó tăng cân đều đặn và đạt mốc phát triển bình thường. Hiện tại, Kabrita có 3 dòng sữa chính, đáp ứng nhu cầu của trẻ ở từng độ tuổi. Phụ huynh hãy truy cập TẠI ĐÂY để nắm rõ mức giá và đặt mua hàng nhé!

Đối với trẻ đang ăn dặm 

Mẹ nên cho trẻ ăn cháo, bột đã được xay nhuyễn và nấu chín, mục đích là tránh tình trạng tinh bột chưa thủy phân hoàn toàn, dễ ảnh hưởng đến tiêu hóa của con. Ngoài ra, nguyên liệu chế biến món ăn cần đảm bảo sạch sẽ và an toàn; đồng thời dụng cụ nấu ăn, dụng cụ pha sữa và đồ chơi của trẻ phải được tiệt trùng thường xuyên nhằm hạn chế vi khuẩn tích tụ, gây nguy hại cho sức khỏe đường ruột. 

Tình trạng kéo dài và có kèm triệu chứng khác

Trường hợp trẻ đi cầu có bọt kéo dài, có kèm triệu chứng bất thường sau đây, lúc này cha mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán, đề xuất cách chữa trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt tốt hơn. Qua đó, giúp con sớm khỏi bệnh và trở lại sinh hoạt bình thường: 

  • Trẻ có biểu hiện lồng ruột. 
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, sốt hoặc đau nhức cơ thể. 
  • Phân có bọt ở trẻ sơ sinh, đồng thời phân màu trắng, có dịch nhầy màu xanh hoặc có lẫn máu. 
  • Cơ thể của trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như da khô, mắt trũng, đi tiểu không thường xuyên. 
  • Sụt cân nhanh chóng và có biểu hiện chậm phát triển. 
  • Trẻ quấy khóc liên tục, khó chịu mỗi khi vệ sinh. 
  • Tình trạng bỏ ăn biếng bú kéo dài ở trẻ. 

Bài viết trên đây đã cung cấp kiến thức vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và đề xuất cách xử lý phù hợp. Phụ huynh hãy tham khảo để chăm sóc con đúng cách, đồng thời hãy cho trẻ đi khám sớm để bác sĩ kịp thời can thiệp, điều trị dấu hiệu bất thường, giúp con sớm khỏi bệnh và tiếp tục phát triển bình thường. 

>> Các bài viết liên quan: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục