Kabrita Việt Nam

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có ảnh hưởng gì không? Mẹ cần làm gì?

Đăng lúc 04/07/2023
Trẻ sơ sinh khóc nhiều có ảnh hưởng gì không? Mẹ cần làm gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Việc trẻ sơ sinh khóc nhiều và liên tục khiến nhiều phụ huynh lo lắng, nhất là những ai lần đầu làm bố mẹ. Hãy cùng Kabrita đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh khóc nhiều quá có sao không?

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ khóc khoảng 1 đến 3 giờ mỗi ngày vào những lúc đói, khát, mệt mỏi, cô đơn, lo sợ,... Tuy nhiên, nếu bố mẹ quan sát trẻ sơ sinh khóc với tần suất quá thường xuyên thì có thể trẻ đã gặp vấn đề sức khỏe, bố mẹ nên chú ý và tìm hiểu rõ nguyên nhân để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu.

trẻ sơ sinh khóc nhiều

Trẻ khóc nhiều không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn khiến bố mẹ mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều

Dưới đây là những nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc nhiều mà mẹ nên biết:

Trẻ bị đau

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh dễ bị mắc các bệnh như đau tai, loét miệng, dị ứng da do mặc tã thô,... Ngoài ra, do hệ miễn dịch còn yếu cho nên con rất dễ mắc bệnh vặt, dẫn đến nóng sốt, tiêu chảy, chướng bụng, nôn ói,... khiến con khó chịu và khóc nhiều. 

Quần áo hoặc tã mặc cho bé quá chật

Có phải bất cứ ai khi mặc quần áo không đúng kích cỡ cũng thấy thật khó chịu? Với trẻ sơ sinh cũng vậy. Nếu mẹ mặc quần áo hoặc tã quá chật sẽ khiến cơ thể bé không thoải mái, thậm chí là gây đau rát vùng da nhạy cảm của bé.

Tã của bé bị dơ

Tã bẩn cũng là nguyên nhân làm bé quấy khóc nhiều. Bởi điều này làm làn da mềm mịn và nhạy cảm của con trở nên ẩm ướt, ngứa ngáy, khiến con không thoải mái hoạt động và yên giấc.

Bé khóc do các giấc ngủ không trọn

Với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng và bé có thể ngủ từ 11 - 16 tiếng ngày. Nếu trẻ ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không sâu có thể làm trẻ khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc.

Bé “ăn” sữa quá no khiến bụng bị đầy hơi

Những vấn đề về tiêu hóa sẽ khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau khi bú. Đó là vì hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt, chưa thể tiêu hóa tốt các protein trong sữa, khiến cơ thể bé nặng nề, mệt mỏi. Vì vậy, sau mỗi cữ bú, mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh.

Trẻ bị đói

Dạ dày của trẻ sơ sinh khá nhỏ, vậy nên mỗi cữ bú chỉ chứa được lượng sữa nhất định. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc thời gian giữa các cữ bú của trẻ sơ sinh gần nhau bởi nếu giãn cách quá xa sẽ khiến con đói bụng và phải dùng tiếng khóc để “báo hiệu” cho mẹ biết đấy.

trẻ 4 tháng tuổi khóc nhiều

Thời gian các cữ bú quá xa, hoặc chưa được bú no ở mỗi cữ cũng là nguyên nhân khiến con quấy khóc liên tục.

>>> Xem thêm: Bảng tham khảo lượng sữa cho bé sơ sinh và cách tính

Đau bụng

Nếu trẻ nhà bạn vẫn ổn vào ban ngày, tuy nhiên về đêm, tần suất khóc lại nhiều hơn bình thường thì khả năng cao trẻ bị đau bụng. Nguyên nhân có thể do trẻ quá đói, quá no hoặc đang bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị mệt do người thân có những động tác lắc mạnh

Ở giai đoạn sơ sinh, các khớp xương của bé còn khá yếu, chưa thể cố định tốt. Do đó, nếu trong lúc chơi đùa, bé vô tình bị tác động quá mạnh như rung lắc, té ngã,... sẽ khiến con hoảng sợ, đau đớn và khóc nhiều hơn. Hoặc sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh như nhiệt độ, thời tiết,... cũng làm bé không kịp thích nghi, dễ dẫn đến cảm vặt.

Dị ứng với thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ

Với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, thì chế độ dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Vậy nên, nếu mẹ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, các loại hạt, lúa mì,... thì bé có nguy cơ cao bị đau bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, thở khò khè,...

>>> Tham khảo thêm: Mẹ ăn gì để sữa đặc và thơm? Gợi ý 8 thực phẩm vàng

Bé mọc răng

Những chiếc răng sữa mới nhú đầu tiên có thể làm nướu bé đau nhức và khó chịu. Lúc này, ngoài việc quấy khóc nhiều hơn, trẻ còn bị chảy nước dãi, bỏ bú, rên rỉ và khó ngủ. 

Trẻ quá lạnh hoặc quá nóng

Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Do đó, trong lúc mẹ cởi quần áo của bé để thay bỉm hoặc lau rửa người cho bé sẽ gặp tình trạng con quấy khóc để báo hiệu. Còn khi mẹ ủ bé quá nóng, con cũng có thể nhăn nhó, song không phản ứng dữ dội như lúc lạnh mà chỉ khóc rưng rức.

Lý do khác

Ngoài ra, một số lý do khác cũng khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều như trẻ khát nước, muốn vui đùa và ôm ấp bố mẹ nhiều hơn hoặc đang gặp một rắc rối nào đó (muỗi cắn, tay chân bị đè,...),...

trẻ 2 tháng tuổi khóc nhiều

Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh tự nhiên khóc nhiều sẽ giúp bố mẹ có cách xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Làm gì khi trẻ sơ sinh khóc nhiều?

Bé khóc nhiều không chịu ngủ khiến bố mẹ lo lắng, không biết phải làm như thế nào. Vậy nên, theo các chuyên gia, nếu con khóc nhiều nhưng vẫn phát triển bình thường, bú tốt, cơ thể không có biểu hiện đáng quan ngại thì mẹ nên bình tĩnh và làm dịu cơn quấy khóc của bé bằng tình thương. Cụ thể:

  • Vừa vỗ nhẹ bụng, vừa hát ru cho bé nghe để con cảm thấy an tâm về dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
  • Đặt bé nằm cạnh mẹ hoặc ôm bé vào lòng để con cảm nhận được nhịp tim và hơi ấm của mẹ.
  • Massage nhẹ vùng bụng và toàn thân của bé để cơ thể con được thư giãn, thoải mái hơn.
  • Nên cho trẻ nằm trong không gian êm ái, sạch sẽ, yên tĩnh. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé làm quen với một vài tiếng ồn có âm lượng nhẹ.
  • Cho con bú đúng cữ, đúng lượng sữa cần thiết, tránh ép bé bú khi con không muốn hoặc khi quá no sẽ làm con khó chịu, quấy khóc, đầy hơi,... Trong trường hợp mẹ ít sữa không đủ cho bé bú, hoặc loại sữa công thức bé đang dùng khiến trẻ bị khó tiêu thì nên đổi loại sữa khác.

Trong đó, sữa dê Kabrita là gợi ý mẹ nên cân nhắc vì sản phẩm sở hữu nguồn sữa chất lượng, chứa trọn vẹn các dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ hấp thu nhanh, tiêu hóa khỏe và phát triển tốt. Sữa sở hữu 100% đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp hơn sữa bò, tạo ra nhiều mảng sữa mềm và lỏng khi vào dạ dày , hạn chế đầy bụng, khó tiêu, nhất là khi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn vô cùng non yếu. Đồng thời, tổ hợp HMO, nucleotide, chất xơ GOS, Beta-palmitate không chỉ giúp trẻ tăng đề kháng, hạn chế mầm bệnh bám dính mà còn kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.

Đặc biệt, sản phẩm sở hữu công thức cải tiến, chứa tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu, phù hợp từng lứa tuổi. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các dưỡng chất khác như DHA&ARA giúp phát triển võng mạc và trí não, cho bé thông minh, nhanh nhạy; 22 loại vitamin và khoáng chất giúp con khỏe mạnh bên trong.

trẻ 3 tháng khóc nhiều

Sữa dê Kabrita mang đến cho bé nguồn sữa mát dịu từ thiên nhiên, chứa trọn vẹn dưỡng chất thiết yếu, cho con khỏe mạnh về thể chất lẫn trí não trong giai đoạn đầu đời.

Để tham khảo thêm thông tin về sản phẩm, giá bán và mua được sữa dê Kabrita chính hãng, bố mẹ có thể truy cập TẠI ĐÂY.

Khi nào cần cho bé đi gặp bác sĩ?

Bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ khóc kèm theo biểu hiện xanh tím, cơ thể cứng ngắc.
  • Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều và có sự thay đổi về hành vi, thói quen ăn uống và thời gian ngủ.
  • Trẻ khóc thét sau khi té ngã hoặc bị tác động vật lý.
  • Trẻ khóc nhiều nhưng không chịu bú sữa mẹ hoặc uống nước.
  • Khóc liên tục kèm theo dấu hiệu nóng sốt hoặc dị ứng.
  • Trẻ không thể đi vệ sinh hoặc đi tiêu có phân lẫn máu.

Những câu hỏi thường gặp

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh khóc là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh khóc nhiều, khóc suốt đêm không ngủ hoặc mẹ đã thử tất cả cách nhưng bé vẫn không ngừng khóc thì nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra. 

Trẻ sơ sinh khóc nhiều bị lồi rốn phải làm sao?

Theo các chuyên gia, đây là tình trạng bình thường và có thể tự phục hồi. Thế nhưng nếu tình trạng lồi rốn của bé ngày càng nhiều thì nên bé đi khám chuyên khoa Ngoại nhi.

Vì sao bé khóc nhiều trước khi ngủ?

Trẻ sơ sinh là độ tuổi nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì thế, rất có thể điều kiện phòng ngủ không tốt (nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng nhiều, tiếng ồn lớn,...) đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. 

Nhìn chung, nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc nhiều là do cơ thể trẻ đang gặp một vấn đề nào đó, cần phải xử lý ngay để không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Trường hợp nguyên nhân là do bệnh lý hoặc không xác định được, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn nhé!

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ